Mới đây,óichovaytỷđồnghỗtrợdoanhnghiệptrảlươngsắpđượcgiảingâsố liệu thống kê về albirex niigata gặp avispa fukuoka Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 154 và Quyết định 32 vào ngày 19/10/2020 để tháo gỡ một số điều kiện của gói chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp theo Nghị quyết 42 và Quyết định 15, cụ thể là gói cho vay 16.000 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 30/10, trả lời câu hỏi của phóng viên về tiến độ cho vay của gói này, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, 3 nội dung cơ bản được tháo gỡ tại Nghị quyết 154 và Quyết định 32 là: bổ sung người lao động là giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non đến trung học phổ thông dân lập tư thục…; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp vay trả lương cho người lao động, đó là giảm điều kiện về doanh thu, khả năng tài chính, chỉ cần giảm từ 20% là đủ điều kiện; nới đường biên về tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, trước kia là 50% số người lao động, hiện nay là 20%.
Sau khi Chính phủ ban hành nghị quyết vào ngày 19/10 thì ngày 20/10, Ngân hàng Chính sách xã hội đã có văn bản hướng dẫn đến tất cả các ngân hàng địa phương triển khai việc cho vay. Ngày 23/10, Ngân hàng Chính sách xã hội đã tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến đến tất cả chi nhánh, các đại diện quận, huyện, xã về gói cho vay này.
Đến ngày 27/10, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã có công văn hướng dẫn về việc tạm ngừng đóng bảo hiểm hưu trí cho doanh nghiệp, đề nghị các địa phương triển khai Nghị quyết 154 cũng như Quyết định 32; đồng thời cũng đã triển khai tuyên truyền mạnh mẽ trên các phương tiện báo chí, truyền thông đến tất cả người dân, doanh nghiệp và người lao động.
Theo Thứ trưởng Lê Văn Thanh, hiện tại, các doanh nghiệp đang tiến hành thủ tục để được cho vay theo gói hỗ trợ này. Nhiều điều kiện hiện đã được nới lỏng, chẳng hạn trước kia yêu cầu doanh nghiệp phải lấy giấy xác nhận nhưng giờ chỉ yêu cầu doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm, tức là doanh nghiệp tự kê khai doanh thu, lập danh sách người lao động, ngân hàng điều tra và cho vay, nên thời gian cho vay rất nhanh. "Tôi tin trong tuần tới việc cho vay sẽ được tiến hành" - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết.
Về nội dung hỗ trợ người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc cho người lao động, Nghị quyết 154/NQ-CP mới ban hành bỏ điều kiện "đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3, Điều 98 Bộ luật Lao động". Cụ thể, Nghị quyết 154/NQ-CP quy định: Người sử dụng lao động có doanh thu quý I năm 2020 giảm từ 20% trở lên so với quý IV năm 2019 hoặc doanh thu quý liền kề trước thời điểm đề nghị xét hưởng giảm 20% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng để trả lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2020 theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất vay 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Người sử dụng lao động trực tiếp lập hồ sơ vay, tự kê khai, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực về số lao động ngừng việc, số liệu xác định doanh thu đáp ứng điều kiện vay vốn, gửi Ngân hàng Chính sách xã hội để hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định. |
Dương An