【kq hy lap】Nhiều đứa trẻ ghét có em vì cảm thấy bị bố mẹ phản bội

时间:2025-01-25 10:33:28来源:88Point 作者:La liga

Nhìn thấy đứa em mới sinh trở thành "tâm điểm chú ý" của bố mẹ khiến nhiều đứa trẻ thấy hụt hẫng,ềuđứatrẻghétcóemvìcảmthấybịbốmẹphảnbộkq hy lap cảm giác như mình bị bỏ rơi. Lúc này, cha mẹ cần an ủi và giải thích cho bé hiểu.

Cha mẹ cần đối xử công bằng và dành thời gian chất lượng bên các con. Ảnh:M.K

Không thể dỗ được Mary. Bé muốn đi công viên nhưng ngoài trời bắt đầu mưa. Bé đã khóc năm phút và càng lúc càng khóc to hơn.

Thay vì nói: “Mary, bình tĩnh nào. Đừng lo… hôm khác chúng ta sẽ đi công viên”.

Hãy thử: “Mẹ biết, rất là bực mình, phải không? Con rất mong được đến công viên, đúng không nào?”

Alexander đang cáu gắt ầm lên. Bạn đang rời khỏi siêu thị và bé muốn bạn mua cho bé một cây kẹo mút.

Thay vì nói: “Alexander, đừng khóc nữa! Mẹ sẽ không mua kẹo mút cho con đâu”.

Hãy thử: “Mẹ hiểu con rất tức giận vì muốn mẹ mua kẹo mút cho con”.

Stephanie tan học về với tâm trạng buồn bã dù bé không thể giải thích tại sao.

Thay vì nói: “Nào Stephanie, hãy vui lên nào. Chúng ta chơi trò công chúa nhé?”

Hãy thử: “Con hơi buồn phải không?” “Vâng, một chút ạ”, “Mẹ biết, nhìn mặt con là mẹ biết có chuyện gì đó đã xảy ra”.

Rõ ràng, việc nói những lời thấu cảm với một cậu bé đang nổi giận trong siêu thị sẽ không giúp bé bình tĩnh lại ngay lập tức, nhưng bạn phải kiên trì. Bạn nên chia sẻ một vài lời thấu cảm với trẻ trong khi cố gắng xoa dịu và động viên bé bình tĩnh. Mở đầu bằng những lời thấu cảm, bạn có thể thu hút sự chú ý của trẻ, nhưng sẽ cần bốn hoặc năm lời xoa dịu nữa hoặc hành động cần thiết khác để giảm bớt mức độ khó chịu của trẻ.

Sự thấu cảm không chỉ thể hiện qua lời nói. Một cái nhìn thấu hiểu, một cái vuốt ve, một cái thơm hay một cái ôm có thể giúp trẻ hiểu nhiều hơn dùng lời nói. Đừng ngại cùng con cảm nhận cảm xúc của bé thông qua thể hiện tình cảm. Vỗ về con trong vòng tay và thơm bé, hoặc ôm thật chặt sẽ giúp bé cảm thấy được thấu hiểu và bình tĩnh lại.

Lời khuyên cuối cùng: để có thể lắng nghe một đứa trẻ với sự thấu cảm, điều quan trọng là phải tách mình ra khỏi thế giới của người lớn, bỏ qua những giáo điều và định kiến của chúng ta. Hãy đặt mình vào vị trí của trẻ, đi vào tâm trí và xem xét cảm giác của trẻ. Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu ở vào vị trí của con?

Chúng ta cùng xem xét một ví dụ. Hãy thử tưởng tượng bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu người bạn yêu thương nhất trên đời, chồng hoặc vợ mình, ngoại tình với một người giống mình nhưng trẻ trung và ngọt ngào hơn.

Chắc chắn cảm giác này cũng giống của đứa trẻ khi biết rằng mẹ, người mà chúng yêu thương nhất trên đời, sẽ dành nhiều thời gian cho đứa em trai mới sinh hơn là cho mình. Chẳng lẽ bạn không nghĩ rằng mình cũng sẽ ghét thằng bé một chút sao?

Sự thấu cảm là một công cụ rất quý giá khi muốn mang lại sự an toàn và phát triển lòng tự trọng của trẻ. Mọi cảm xúc đều quan trọng và có giá trị. Lắng nghe trẻ bằng sự thấu cảm sẽ giúp trẻ xác định được cảm xúc của mình và cải thiện trí tuệ cảm xúc.

Sự thấu cảm cũng là một công cụ hữu ích giúp trẻ đối mặt với những điều gì xảy đến với mình, giúp trẻ bình tĩnh trong những tình huống khiến trẻ cảm thấy quá tải vì đau khổ, tức giận hoặc thất vọng. Một phản ứng thể hiện sự thấu cảm có thể giúp xoa dịu những cảm xúc mãnh liệt khi trẻ không thể tự mình làm điều đó.

Álvaro Bilbao/ Thái Hà Books & NXB Lao động

Bình luận

相关内容
推荐内容