【c1 bỏ luật bàn thắng sân khách】Tháng Mười nói chuyện bơi đua
Rằm tháng Mười hằng năm, người dân Khmer ở khắp các tỉnh Nam Bộ đều tổ chức ngày hội Oóc-om-bok. Ngày hội này, bên cạnh việc thết lễ cúng trăng, họ còn tổ chức ngày hội đua ghe Ngo, mà họ gọi là Om Tuk-Ngo hay bơi đua. Ðây là lễ hội mang đậm nét dấu ấn địa - văn hoá của người dân Nam Bộ khi phải sinh sống ở môi trường chằng chịt các con sông, kinh, rạch. Qua khảo sát cho thấy, chiếc ghe Ngo và lễ hội đua ghe Ngo là sản phẩm văn hoá đặc thù của người dân Nam Bộ. Hằng năm, đến ngày lễ hội, người dân trong vùng tổ chức nghi thức hạ thuỷ rất long trọng. Chiếc ghe Ngo cũng được sơn phết lại, trang trí thêm cờ phướn, cắm nhang, đèn, hoa quả, phía trước mũi đặt cây lộng sặc sỡ che 1 tượng Phật uy nghiêm. Chiếc ghe Ngo tự thân mang trong mình những yếu tố tâm linh đặc biệt. Do đó, trong dân gian, người phụ nữ tuyệt đối không được chạm vào. Hiện nay, thế ứng xử này đã dần mất đi, người phụ nữ Khmer Nam Bộ không chỉ được phép chạm vào, thậm chí họ đã có thể ngang nhiên tham gia thi đấu (bơi đua) với nhau trên chính chiếc ghe Ngo truyền thống của phum, sóc họ. Ðua ghe Ngo chủ yếu được tranh tài dựa trên sức khoẻ của tập thể, nhóm người nào đó; thường được tổ chức trên sông rộng, có dòng nước chảy nhẹ hoặc nước “đứng” càng tốt. Mỗi đội đua ghe Ngo thường có từ 50-60 tay đua, tuỳ theo chiều dài chiếc ghe. Thông thường từng cặp đấu sẽ tranh tài với nhau theo thể thức loại trực tiếp. Nếu đội nào về đích sớm hơn đội kia sẽ giành được phần thắng và tất nhiên cũng giành được suất đấu cho vòng tiếp theo, đội thua sẽ ngưng cuộc chơi và trở thành khán giả. Cứ như vậy, mùa lễ hội sẽ chọn được đội vô địch là đội không thua bất cứ đội nào. Hiện nay, lễ hội đua ghe Ngo đã được Nhà nước chú ý đầu tư nhằm bảo tồn giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể đặc sắc của nó. Hằng năm, lễ hội được tổ chức đồng loạt vào ngày 15/5 âm lịch trên khắp các tỉnh, thành phố ở miền Tây Nam Bộ. Riêng ở Sóc Trăng, lễ hội này đã quy tụ được rất nhiều chiếc ghe đến tranh tài, tạo không khí sôi nổi với hàng vạn người đến xem và cổ vũ mỗi ngày. Ngày hội đã được Nhân dân, chính quyền chú ý đầu tư bảo tồn, phát triển thành lễ hội cấp quốc gia phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ văn hoá của người dân Khmer Nam Bộ nói riêng và Nhân dân cả nước nói chung. Trong 2 ngày, 24 và 25/11 vừa qua, Lễ hội đua nge Ngo lần II - Sóc Trăng được diễn ra trên dòng sông Maspero thơ mộng. Lễ hội quy tụ 53 đội với hơn 3.000 vận động viên đại diện cho các phum, sóc đến từ các tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang và Trà Vinh tham gia. Mỗi đội, ngoài 50-60 tay bơi chính thức thì có thêm khoảng từ 10-30 tay bơi dự bị theo cùng. Không chỉ có vậy, hàng trăm người khác cũng khăn gói theo chiếc ghe của phum, sóc mình đến cổ vũ, tạo nên không khí lễ hội cực kỳ sôi động. Về ngày hội đua ghe Ngo, có thuyết cho rằng, hằng năm, cứ vào ngày rằm tháng Mười âm lịch, các chùa Khmer Nam Bộ treo đèn, kết hoa, thỉnh kinh Phật. Khi đó, phật tử trong vùng tranh nhau đến trước, chọn cho mình một vị trí tốt để lễ bái. Dần dà, các địa phương: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau... tổ chức thành cuộc thi như ngày hội Oóc-om-bok hiện nay. Nhưng cũng có nơi, người ta cho rằng việc bơi đua ghe Ngo của người Khmer được bắt nguồn từ truyền thuyết sau: Vào đêm hội rằm tháng Mười, vua Người dẫn vợ con cùng hoàng tộc của mình lên thuyền ra sông chơi. Cũng đêm hôm đó, vua Rồng cùng vợ cũng đi chơi. Hai vua gặp nhau ở bến sông. Vua Người thấy vợ vua Rồng đẹp quá có ý muốn chiếm và hai bên đã to tiếng với nhau. Cuối cùng, vua Người ra điều kiện: “Bên nào thua phải thực hiện điều kiện mà bên thắng yêu cầu”. Vua Rồng nói: “Nếu tôi thua thì tôi dắt vợ con tôi đi cho người cai quản vương quốc của tôi”. Vua Người đáp: “Giang sơn của rồng ở trong lòng đất sâu quá không thể nào cai quản được”. Vua Rồng hỏi: “Vậy thì vua Người muốn điều kiện gì?” Ðã có dụng ý từ trước, vua Người liền nói: “Cuộc thi nào cũng có thắng, thua. Nếu ta thua thì dắt vợ con đi cho vua Rồng cai quản. Ngược lại thì vua Rồng chỉ nhường lại vợ cho ta”. Hai bên bắt đầu thi. Vua Người bơi không lại vua Rồng nên rút gươm đâm ngang lưng vua Rồng. Vua Rồng bị thương, máu phun ngập cả vào mình vua Người. Máu của vua Rồng rất độc. Vua Người sai người hầu lau, nhưng còn vết máu sót lại trên tai nên vua Người bị cùi. Tuy vậy, vợ của vua Rồng cũng thuộc về vua Người. Sự việc xảy ra tiên biết được nên sai tiên nhỏ mang xuống 2 viên thuốc, 1 để tắm, 1 để vua Người uống thì sẽ hết cùi. Vua Người lòng dạ xấu xa, nghĩ là người ta tìm cách giết mình nên bảo tiên nhỏ làm trước và đổ hết nước thuốc vào tiên nhỏ, tiên nhỏ chết. Tiên sai tiếp người hầu của mình xuống hỏi vua Người xem tiên nhỏ đâu, vua Người nói đã chết và đổ hết thuốc đi. Tiên biết được giận quá và phán rằng: “Bất cứ người nào bị bệnh cùi thì đến đời vua thứ mười mới có một người chữa lành bệnh”. Sau khi vua Người chết, vua Rồng được tiên cứu sống và trở về với vợ con, gia đình. Vợ vua Rồng nói bà “đã thương vua Người và xin vua Rồng kỷ niệm ngày hai vua đã bơi đua”. Từ đó trở đi, đến ngày rằm tháng Mười, đồng bào Khmer lại tổ chức hội bơi đua để tưởng nhớ”. Câu chuyện này, ngoài việc giải thích nguồn gốc lễ hội đua ghe Ngo, nó cũng cho ta biết thêm về môi trường sinh sống của lớp cư dân bản địa ở vùng đất phát khởi nên lễ hội này. Ở đó, con người (mà nhân vật vua Người đại diện) cùng với thiên nhiên (đại diện là vua Rồng) cùng hoà quyện, chung sống. Con người mong muốn sống chung với thiên thiên, khai thác thiên nhiên, thậm chí muốn chiếm đoạt nó (vợ của vua Rồng). Nhưng sự phản kháng của thiên nhiên (sự phản kháng tất yếu) đã làm cho con người phải trả giá cho dục vọng của mình. Con người phải trả giá đắt (bệnh cùi) cho hành động của mình khi cố ý khai thác thiên nhiên một cách cưỡng bức, bất chấp mọi quy luật sinh tồn. Ðó chính là thông điệp mà lớp người Khmer Nam Bộ tiên phong khai hoang, lập ấp ở vùng đất này muốn để lại cho lớp hậu sinh./. Thạch Nam PhươngRằm tháng Mười hằng năm, người dân Khmer ở khắp các tỉnh Nam Bộ đều tổ chức ngày hội Oóc-om-bok. Ngày hội này, bên cạnh việc thết lễ cúng trăng, họ còn tổ chức ngày hội đua ghe Ngo, mà họ gọi là Om Tuk-Ngo hay bơi đua. Ðây là lễ hội mang đậm nét dấu ấn địa - văn hoá của người dân Nam Bộ khi phải sinh sống ở môi trường chằng chịt các con sông, kinh, rạch. Qua khảo sát cho thấy, chiếc ghe Ngo và lễ hội đua ghe Ngo là sản phẩm văn hoá đặc thù của người dân Nam Bộ.
Đua ghe Ngo trên dòng Maspero. Ảnh: BĂNG THANH
相关推荐
-
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần triển khai hiệu quả các quy hoạch đã duyệt
-
Khởi công xây dựng công trình “Nước ngọt vùng biên”
-
Trao quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cho 6 cán bộ
-
Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 97.400 tỷ đồng
-
Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
-
Công bố Quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đường Trường Sơn
- 最近发表
-
- Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025
- Luật Tổ chức chính phủ phải có cơ chế để kiểm soát quyền lực
- Thăm, tặng quà các đồng chí lãnh đạo tỉnh Minh Hải, Cà Mau qua các thời kỳ
- Phải ưu tiên trả nợ lương cho người lao động và nộp thuế
- Nhận định, soi kèo Hannover 96 vs SV Waldhof Mannheim, 19h00 ngày 6/1: Khẳng định đẳng cấp
- Năm 2016, phần mềm VIC tiết kiệm cho ngân sách hơn 7 tỷ đồng
- Kỳ lạ giống chuối màu xanh dương có vị tự nhiên như kem vani
- Tăng cường công tác quản lý các tổ chức hội
- 100 điểm sạt lở trên Quốc lộ 32, chưa thể thông tuyến qua Mù Cang Chải
- Khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12
- 随机阅读
-
- Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- Tôm nuôi thiệt hại trong vùng dự án CRSD năm 2016 còn 3,4%
- Nghị viện châu Âu phê chuẩn Ủy ban châu Âu nhiệm kỳ mới
- Thư viện phải liên thông để chia sẻ tư liệu quý
- Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- Đảng bộ xã Lộc Thành nâng cao chất lượng sinh hoạt
- Tài sản của các tỉ phú tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ qua
- Tuyên dương 39 sinh viên 5 tốt cấp tỉnh
- Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- Huyện Ngọc Hiển tôm khô nguyên vỏ đầu tiên vào Co.opMart
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại huyện Ngọc Hiển
- Ngày làm việc thứ nhất Đại hội đại biểu MTTQVN tỉnh lần thứ IX
- Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
- Huyện U Minh chúc Tết Mẹ Việt Nam anh hùng
- Tặng quà thân nhân các nhà báo liệt sĩ anh hùng
- Thủ tướng: Cần biến thách thức biến đổi khí hậu thành cơ hội
- VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- Khái lược tiểu sử của đồng chí Hoàng Đình Giong
- [Infographics] Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ
- Tổ chức 8/3 tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Đại lý thủ tục hải quan nắm nghiệp vụ hải quan còn rất hạn chế
- Vì sao đại lý thuế phát triển chưa xứng tầm?
- Kết quả bóng đá Unionistas 1
- Tạm dừng lưu thông một số tuyến đường để phục vụ Festival Huế 2018
- HAGL đả bại Hà Nội FC, ông Vũ Tiến Thành… giỏi thật
- “Dạ tiệc hoàng cung” kín vé trong 5 đêm diễn ra
- Hải quan Kiên Giang thu ngân sách tăng đột biến
- 300 nhân viên Man United đối diện nguy cơ bị sa thải
- Tin chuyển nhượng 11/1: MU ký Malen, Chelsea mua Osimhen
- “Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ”