Chiếc điện thoại VERTU "xịn" có giá tới hơn 100 triệu đồng,ốngviphạmsởhữutrítuệLoayhoaytìmgiảiphákq ngoai hang anh ngay hom nay thế nhưng, chỉ với trên 1 triệu đồng, người ta cũng có thể sở hữu 1 chiếc VERTU bày bán trên thị trường Lạng Sơn. Và tất nhiên, chỉ hàng "nhái" mới có giá "bèo" như thế! Trong khoảng 5 năm trở lại đây, ở Lạng Sơn, tình trạng kinh doanh hàng hóa vi phạm về SHTT diễn ra khá phổ biến. Và chủ yếu hàng hóa vi phạm SHTT được nhập lậu và vận chuyển từ các tỉnh phía sau vào địa bàn để bán lẻ lại các chợ trung tâm thành phố và thị trấn các huyện.
Thống kê của Chi cục Quản lý thị trường Lạng Sơn, từ năm 2006-2010, riêng lực lượng này đã kiểm tra, xử lý 344 vụ vi phạm về SHTT trên địa bàn, đã xử phạt hành chính 177 vụ thu trên 398 triệu đồng; tổng trị hàng hóa vi phạm trên 565 triệu đồng. Các mặt hàng vi phạm SHTT sản xuất trong nước đưa lên Lạng Sơn tiêu thụ chủ yếu là mì chính hiệu AJINOMOTO, phụ kiện xe máy vi phạm kiểu dáng công nghiệp hiệu HONDA, sách giáo khoa.... Các mặt hàng vi phạm SHTT nhập lậu (chủ yếu từ Trung Quốc) thường gặp là mũ bảo hiểm cho người đi xe máy hiệu AMORO, HONDA; máy tính hiệu CASIO; điện thoại di động nhãn hiệu NOKIA, VERTU, MOTOROLA; mỹ phẩm các loại hiệu CLEAR, REJOICE, LUX; ổ cắm điện VANLOCK, bếp ga nhãn hiệu GOLDSUN, nồi cơm điện HAPPYCOOK, chảo rán 2 mặt hiệu HAPPYCALL.... Cùng với đó là thiết bị điện, điện tử, quần áo may sẵn, các phương tiện nghe nhìn, đồng hồ, nữ trang, kính mắt, máy móc cầm tay...
Theo ông Đinh Kỳ Giang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Lạng Sơn, thời gian qua, công tác phối hợp giữa các ngành chức năng trong kiểm tra, kiểm soát hàng hóa vi phạm SHTT trên địa bàn đã được tăng cường. Song việc ngăn chặn vi phạm về SHTT còn gặp nhiều khó khăn: công tác giám định hàng hóa vi phạm chưa đáp ứng về thời gian, chi phí giám định cao trong khi kinh phí cho giám định hàng hóa vi phạm còn hạn chế; một số doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc cung cấp thông tin cho các lực lượng thực thi về phân việt hàng thật, hàng giả... gây khó khăn cho việc kiểm tra, xác định hành vi vi phạm.
Đáng chú ý là phần lớn người tiêu dùng chưa quan tâm hoặc chưa nắm được quy định của pháp luật về hàng hóa vi phạm SHTT để phản ánh cho các lực lượng thực thi kiểm tra, xử lý. Trong số những vụ vi phạm về SHTT bị lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý trên đây, chỉ 1 vụ (sách giáo khoa) có thông tin phản ánh từ phía người tiêu dùng, còn lại đều do doanh nghiệp bị xâm phạm về quyền SHTT yêu cầu và do lực lượng chức năng chủ động phát hiện. Cùng chung nhận định này, Tiến sĩ Lường Đăng Ninh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Lạng Sơn cho rằng: Bên cạnh những đặc thù của tỉnh biên giới thì một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng kinh doanh hàng hóa vi phạm SHTT, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng qua các cửa khẩu của Lạng Sơn để vào sâu trong nội địa chính là nhận thức về SHTT của các tầng lớp nhân dân từ cơ quan quản lý đến doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng còn hạn chế.
Thời gian qua, Lạng Sơn chưa phát hiện việc sản xuất hàng giả, hàng nhái trên thị trường mà chủ yếu hàng hóa vi phạm SHTT nhập lậu từ Trung Quốc hoặc các tỉnh phía sau. Song có một thực tế đáng lo ngại là nhiều sản phẩm trong số này được bày bán công khai và thường có giá rẻ hơn rất nhiều so với hàng thật. Một số mặt hàng như đồ điện tử, quần áo, giày dép..., người tiêu dùng có thể nhận biết đó là hàng nhái và chất lượng không cao song vì kiểu dáng, mẫu mã phong phú và giá rẻ hơn nên vẫn mua và sử dụng. Điều này vô tình tiếp tay cho hành vi sản xuất, tiêu thụ hàng hóa vi phạm SHTT.
Theo nhận định của các ngành chức năng, thời gian tới, tình trạng vi phạm SHTT sẽ còn diễn biến phức tạp và tinh vi, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất "chân chính" và người tiêu dùng. Chính vì vậy, để ngăn chặn tình trạng này, phải có sự chung tay của cả cùng với việc tăng cường phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong kiểm tra, xử lý vi phạm, cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về SHTT cho mọi tầng lớp nhân dân; giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của SHTT, tuân thủ pháp luật về SHTT; biết tự bảo vệ mình và khai thác những lợi ích to lớn của quyền SHTT trong sản xuất kinh doanh.
Theo Báo Lạng Sơn