【deportivo saprissa vs】Dấu hiệu nhận diện doanh nghiệp mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
Bắt đối tượng thành lập hàng loạt doanh nghiệp,ấuhiệunhậndiệndoanhnghiệpmuabánsửdụnghóađơnbấthợpphádeportivo saprissa vs mua bán hoá đơn trái phép | |
Hà Nội: Đã có 27 đơn vị đủ điều kiện cung cấp hoá đơn điện tử cho doanh nghiệp | |
Hà Nội: Đã có 70% doanh nghiệp sử dụng hoá đơn điện tử |
Ngành Thuế sẽ tổ chức giám sát chặt chẽ với người nộp thuế có rủi ro cao về hóa đơn. Ảnh: Thùy Linh. |
Dấu hiệu nhận diện
Theo Tổng cục Thuế, việc sử dụng bất hợp pháp, mua bán hóa đơn thường xảy ra ở những doanh nghiệp “ma”. Các DN này được thành lập nhưng không có hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ để mua bán hoá đơn kiếm lời bất hợp pháp. Bên cạnh đó, một số cá nhân, nhóm cá nhân thực hiện mua bán, sát nhập doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ), qua đó thâu tóm và thực hiện hành vi mua bán hoá đơn tại các doanh nghiệp này. Hoặc thành lập một chuỗi doanh nghiệp (trong chuỗi đó có một số doanh nghiệp liên kết với nhau) để thực hiện xuất hóa đơn cho nhau và hành vi mua bán hóa đơn được thực hiện tại một doanh nghiệp chuyên mua bán hóa đơn hoặc tại một doanh nghiệp trong chuỗi đó.
Hành vi vi phạm này cũng xảy ra ở những doanh nghiệp xuất hoá đơn rồi ngừng nghỉ, bỏ khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh không khai báo với cơ quan Thuế (doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký); doanh nghiệp mua hoá đơn hoặc sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để làm chứng từ hợp pháp hóa đầu vào, kê khai khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng.
Tổng cục Thuế cho biết, những đối tượng vi phạm thường sử dụng hóa đơn quay vòng qua các trạm kiểm soát của cơ quan chức năng để hợp thức hàng nhập lậu trái phép qua các tỉnh có biên giới. Bên cạnh đó, ghi giá trị hàng hóa trên hóa đơn thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực tế, nhất là hàng hóa nhập lậu, hàng thu gom của cư dân biên giới. Ví dụ như: loa đài, đồ điện tử, bếp ga, quần áo, giày dép, đồ chơi, linh kiện nhập để lắp rắp xe đạp, xe máy điện… nhập khẩu tại các tỉnh biên giới.
Việc mua hóa đơn đầu vào để hợp thức đầu vào do mượn hàng xuất khẩu thường diễn ra với các cá nhân kinh doanh tự do qua biên giới, không hạch toán. Khi làm thủ tục Hải quan, một số doanh nghiệp nhận làm thủ tục thay, mở tờ khai Hải quan theo tên của doanh nghiệp mình để xuất khẩu. Sau đó đi mua hóa đơn đầu vào tương ứng.
Ngoài ra, cũng có trường hợp mua bán hóa đơn về chi phí nhân công. Theo đó, các đội thi công xây lắp mua hóa đơn ghi chi phí nhân công để làm chứng từ thanh toán với bên chủ đầu tư.
Thu thập dữ liệu người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn
Theo Tổng cục Thuế, để khắc phục tình trạng này, cơ quan Thuế đã thực hiện thu thập thông tin dữ liệu với người nộp thuế do cục thuế, chi cục thuế đang quản lý và thông tin về người nộp thuế từ các cơ quan khác như: thông tin giao dịch đáng ngờ từ cơ quan giám sát ngân hàng; cơ quan quản lý nhà nước khác (Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước...); đơn thư tố cáo; phương tiện thông tin truyền thông,...
Ngành Thuế cũng thực hiện rà soát, phân tích dữ liệu đã thu thập về người nộp thuế để nhận diện và xác định danh sách người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro về in, phát hành, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, mua bán hóa đơn (gọi chung là người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn). Đồng thời đánh giá mức độ rủi ro của người nộp thuế trong danh sách người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn để xác định người nộp thuế có rủi ro cao về hóa đơn.
Để tránh thất thoát cho ngân sách nhà nước, thời gian tới, ngành Thuế sẽ tổ chức giám sát chặt chẽ với người nộp thuế có rủi ro cao về hóa đơn như: phân công bộ phận chức năng theo dõi, kiểm soát chặt chẽ việc in, phát hành, quản lý sử dụng hóa đơn; kiểm tra, rà soát hồ sơ khai thuế thường xuyên, liên tục (tháng, quý); kiểm tra, rà soát việc bán hóa đơn lẻ tránh việc lợi dụng sử dụng hóa đơn lẻ để hợp thức hóa đầu vào, hoặc làm chứng từ để thanh toán với ngân sách nhà nước.
Cơ quan Thuế cũng sẽ lựa chọn ra một số người nộp thuế có rủi ro cao về thuế, về hóa đơn để thực hiện kiểm tra, hoặc thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế kết hợp với việc kiểm tra, thanh tra về in, phát hành, quản lý sử dụng hoá đơn.
Tổng cục Thuế cũng lưu ý các cục thuế, trong kiểm tra, thanh tra cần lưu ý thực hiện việc: xác minh chứng từ, hóa đơn nguồn gốc của hàng hóa mua vào đến khâu cuối cùng (khi có dấu hiệu xuất hóa đơn lòng vòng); kiểm tra thực tế kho hàng, xuất nhập tồn kho hàng hoá, phương tiện vận chuyển, chi phí vận chuyển, bốc xếp so với lượng hàng hóa mua vào, bán ra; kiểm tra, xác minh hàng hóa mua vào trong trường hợp người nộp thuế có đầu vào mua từ các doanh nghiệp hoạt động tại các địa phương không có nguồn nguyên liệu, hàng hóa đó (ví dụ như: mặt hàng thành phẩm, gỗ dăm, nông sản,…).
Cơ quan Thuế cũng cần thực hiện đối chiếu chứng từ thanh toán tiền mua bán hàng hóa hạch toán tại doanh nghiệp với chứng từ thực tế phát sinh tại ngân hàng mà người nộp thuế giao dịch để phát hiện việc chuyển tiền lòng vòng, giao dịch đáng ngờ qua ngân hàng…
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/283a798731.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。