【bxh hạng nhì anh】“90% người dân bị sâu răng & bệnh nha chu”
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 09:54:06 评论数:
TS. BS Trần Tấn Tài
Dẫn chứng số liệu cụ thể về số người bị sâu răng và bệnh răng miệng tại Việt Nam,ườidânbịsâurăngbệbxh hạng nhì anh TS.BS. Trần Tấn Tài cho hay:
Viện Răng Hàm Mặt Trung ương đã thực hiện 3 cuộc điều tra sức khỏe răng miệng vào năm 1990, 2000 và 2017. Kết quả cho thấy, tỉ lệ sâu răng và bệnh nha chu ở Việt Nam rất cao: có đến 80-90% trẻ em mắc bệnh sâu răng, 90% người trung niên và cao tuổi bị cao răng và trung bình mỗi người có 8 răng bị sâu. Theo khảo sát năm 2008 ở Thừa Thiên Huế, tỉ lệ sâu răng là 65,2%. Năm 2016-2017, chúng tôi có làm một đề tài khảo sát về sâu răng ở học sinh tiểu học Thừa Thiên Huế và thấy rằng tỉ lệ sâu răng cũng rất cao: 77,6%.
* Vì sao Việt Nam lại có tỉ lệ người bị sâu răng và bệnh nha chu cao như vậy, thưa bác sĩ?
Có nhiều nguyên nhân, thứ nhất là không chỉ trẻ em mà cả người lớn cũng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về dự phòng sâu răng; thứ hai là chưa chăm sóc răng miệng đúng cách; thứ ba là chưa thường xuyên chải răng và thứ tư là chưa khám răng miệng định kỳ.
Chúng ta biết rằng có hai nguyên nhân chủ yếu gây sâu răng: Thứ nhất, do lượng fluor - yếu tố giúp dự phòng sâu răng - trong nước sinh hoạt ở Việt Nam thấp, chỉ khoảng 0,4 mg/l, Tổ chức Y tế thế giới đã kết luận: Nếu bổ sung nồng độ fluor vào nước uống cao hơn 0,6mg/l sẽ làm hạn chế những bệnh về răng ở trẻ em và khoảng tối ưu phải có là 1mg/l. Thứ hai, ý thức về chăm sóc răng miệng của người dân Việt Nam chưa cao, nhiều người không chải răng thường xuyên và chải răng không đúng cách. Các nghiên cứu cho thấy ở Việt Nam, trên 50% người dân chưa bao giờ đi khám răng miệng. Một nguyên nhân khác là do ăn uống nhiều chất đường, chất bột dính, đồ uống có gas, trẻ có thói quen ngậm thức ăn lâu trong miệng…
* Vậy làm thế nào để hạn chế, phòng tránh sâu răng cho trẻ nhỏ và cả người lớn?
Với sâu răng, đầu tiên phải dự phòng. Nếu đã bị sâu răng thì phải có giải pháp. Để dự phòng sâu răng, cần bổ sung lượng fluor hàng ngày bằng cách uống fluor viên và súc miệng bằng fluor. Hiện, Việt Nam có chương trình đưa fluor vào trong muối ăn hàng ngày và chương trình này đang được thực nghiệm ở một số tỉnh miền Bắc. Một tuần nên súc miệng bằng fluor một lần. Ngoài ra, khi đánh răng phải lưu ý đánh tối thiểu 2-3 phút để lượng fluor và canxi trong kem đánh răng có thời gian ngấm vào răng.
Cũng cần có chế độ ăn phù hợp, giảm thức ăn có nhiều đường, hạn chế thức ăn dính (ví dụ socola, kẹo dẻo,…), nên chải răng sau khi ăn là tốt nhất. Buổi tối, không nên ăn đồ ngọt. Thức ăn có chất bột dính chỉ nên ăn trong bữa ăn, sau đó phải đánh răng ngay là tốt nhất.
Khám và trám răng cũng là cách cần thiết nếu đã bị sâu răng. Nếu bị bệnh lý tủy (khi sâu răng tiến triển vào tủy) phải điều trị vì nếu không, nhất là trẻ con khi bị sâu răng sẽ ăn uống kém, suy dinh dưỡng, chậm phát triển về mặt thể chất. Nếu bị nhiễm trùng sau đó có thể gây biến chứng đến các cơ quan như ví dụ gây viêm nội tâm mạc… Trong trường hợp nặng nhất sẽ gây nhiễm trùng máu và có thể tử vong.
* Bác sĩ có thể cho biết bệnh nha chu là gì, nguyên nhân và cách phòng tránh?
Bệnh nha chu là bệnh lý ảnh hưởng đến tổ chức xung quanh răng bao gồm bệnh viêm nướu và viêm nha chu. Nguyên nhân phần lớn là do vệ sinh răng miệng kém, không chăm sóc răng miệng đúng cách, do mảng bám và các tổn thương tại chỗ ở phần nướu, do vi khuẩn,…
Để phòng tránh bệnh nha chu, người dân cần khám răng miệng và vệ sinh răng miệng đúng cách, khi bị bệnh phải đến cơ sở có chuyên môn điều trị. Nếu ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn chăm sóc tại chỗ, mức độ vừa và nặng sẽ được điều trị bằng kháng sinh và điều trị tại chỗ bằng cạo cao răng. Đối với trường hợp tổn thương nặng, sau khi điều trị sơ khởi ban đầu tiếp theo có thể phẫu thuật.
Bác sĩ Khoa Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Trường đại học Y dược Huế, đang khám răng cho bệnh nhân
* Một con số vừa được đưa ra cho thấy nước ta là 1 trong 5 quốc gia có tỉ lệ ung thư miệng cao nhất vùng châu Á - Thái Bình Dương. Điều này có đúng không, thưa ông? Đâu là những dấu hiệu cho thấy bị ung thư miệng và điều đó có liên quan gì đến sâu răng, bệnh nha chu?
Đúng như vậy, ung thư vùng miệng là 1 trong 10 ung thư phổ biến trên người hiện nay, chiếm khoảng 5-10% tổng số các loại ung thư. Trên thế giới có khoảng 500.000 trường hợp mắc ung thư mới hằng năm. Tại Việt Nam, tỉ lệ ung thư miệng ngày càng tăng, độ tuổi thường gặp trên 50, nam nhiều hơn nữ.
Cần đi khám răng miệng để phát hiện sớm vì ung thư vùng miệng nếu phát hiện sớm và điều trị đúng, tỉ lệ sống trên 5 năm là trên 35%. Những dấu hiệu của ung thư miệng là: bệnh nhân tự phát hiện thấy những bất thường trong miệng chẳng hạn như là bị loét kéo dài (phân biệt với những loét thông thường do nhiệt miệng) điều trị kháng sinh không ổn định trong vòng 2 tuần trở lên mà không đáp ứng, lúc đó phải đi khám để làm xét nghiệm. Một số dấu hiệu khác là có những vệt hoặc đốm nhỏ màu trắng đục hoặc màu đỏ hồng, dính chặt và không mất đi sau khi súc miệng; hoặc sau khi nhổ răng chậm lành thương; hoặc tự nhiên một loạt răng lung lay không rõ nguyên nhân mà không phải bệnh nha chu; đau và khó nhai, khó nuốt, tổ chức đó đổi màu có hạch nổi lên;… Khi có những triệu chứng này, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
* Bác sĩ có thể cho biết những nguyên nhân nào dẫn đến ung thư miệng?
Nguyên nhân gây ung thư là hậu quả của nhiều đợt đột biến gen xảy ra, mà các nguyên nhân đưa đến đột biến gen là: do hóa chất (rượu bia, thuốc lá, thức ăn có sử dụng nhiều hóa chất không nằm trong danh mục cho phép); do hút thuốc. Hút thuốc có khả năng gây ung thư cao gấp 2-4 lần, còn rượu bia làm tăng nguy cơ ung thư 2-3 lần. Nếu vừa hút thuốc vừa uống rượu thì tăng nguy cơ ung thư lên 6-12 lần, và nếu có ăn trầu kèm hút thuốc, uống rượu thì nguy cơ rất cao.
Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân về mặt vật lý là do tia cực tím, tia phóng xạ; nguyên nhân về mặt sinh học là do virus HPV (Human Papiloma Virus), Epstein Barr virus, nhiễm nấm Candida albicans miệng hoặc các nhiễm khuẩn mãn tính khác. Một nguyên nhân nữa là chấn thương, ví dụ như do làm răng giả (phục hình) không đúng cách gây tổn thương và do vệ sinh răng miệng kém. Ngoài ra còn có nguyên nhân do di truyền, tuy nhiên số người bị ung thư miệng do di truyền chỉ chiếm 1%.
* Để phòng tránh ung thư miệng cần phải làm gì, thưa bác sĩ?
Phải khám răng miệng định kỳ 6 tháng một lần, hoặc tối thiểu 1 năm/lần. Về chế độ ăn uống, không sử dụng thực phẩm chế biến với nhiều hóa chất, không uống rượu bia quá nhiều, nên ăn nhiều rau xanh và trái cây. Về thói quen, không nên hút thuốc, không nên ăn cau trầu (ở Đài Loan số người bị ung thư miệng rất cao do thói quen ăn nhiều cau trầu); phải vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách và tránh các yếu tố vật lý, như tia cực tím, chất phóng xạ,… Ngoài ra có thể tiêm phòng vaccine ngừa HPV, tránh tình dục đường miệng!
* Xin cảm ơn ông!
NGỌC HÀ (thực hiện)