【keo nha cai 5.top】Các phần tử thánh chiến khiến phương Tây lo ngại

作者:Nhà cái uy tín 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 17:17:04 评论数:

cac phan tu thanh chien khien phuong tay lo ngai

Binh sĩ Pháp tại một căn cứ gần thủ đô Bamako của Mali

Các nhà ngoại giao và giới phân tích cho rằng,ácphầntửthánhchiếnkhiếnphươngTâylongạkeo nha cai 5.top với sự tham gia của các chiến binh người nước ngoài trong cuộc chiến tại Syria, cơn lũ vũ khí đang tràn ngập khắp Bắc Phi, chiến sự tại Mali và các cuộc tấn công khủng bố càng cho thấy sự quay trở lại của các phần tử thánh chiến Hồi giáo tại khu vực bị làn sóng “Mùa xuân Arập” quét qua. Sự kết hợp các nhân tố trên đã dẫn đến cuộc can thiệp quân sự của Pháp nhằm chống lại các phần tử Hồi giáo tại Mali và vụ bắt cóc con tin đẫm máu tại một tổ hợp khí đốt ở Algeria hồi tuần trước.

Phát biểu tại cuộc điều trần trước Quốc hội ngày 23-1 về vụ tấn công tòa lãnh sự Mỹ tại Benghazi (Libya), Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đã lên tiếng cảnh báo về một bức tranh địa chính trị mới của thế giới Arập và Bắc Phi. Bà nói: "Chúng ta không thể tránh khỏi điều này.

Sự vắng mặt của Mỹ, nhất là trong các hoàn cảnh bất ổn định, gây ra nhiều hậu quả. Chủ nghĩa cực đoan đã ăn sâu bám rễ, các lợi ích của chúng ta bị ảnh hưởng, và an ninh nội địa bị đe dọa". Bà Clinton cũng nhấn mạnh tới "tình hình bất ổn tại Mali", và nói rằng bối cảnh ở quốc gia Bắc Phi này "đã tạo ra một 'thiên đường' ngày càng rộng lớn cho những kẻ khủng bố, với âm mưu mở rộng tầm ảnh hưởng và thực hiện các cuộc tấn công như những gì chúng ta đã phải chứng kiến tại Algeria tuần qua".

Trong khi đó, Nga lên tiếng cáo buộc cuộc can thiệp quân sự của phương Tây vào Libya hồi năm 2011 là nguyên nhân sâu xa của tình trạng bất ổn hiện nay. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói: "Các hành động khủng bố đã trở thành diễn biến thường nhật, tình trạng phổ biến vũ khí đã nằm ngoài tầm kiểm soát, trong khi các chiến binh (nước ngoài) bắt đầu tham gia ngày càng nhiều trong các cuộc nội chiến. Có thể nói rằng sự kiện Mali chính là hệ lụy của cuộc chiến Libya và vụ bắt cóc con tin vừa qua tại Algeria là một dấu hiệu vô cùng đáng ngại".

Tuy vẫn ủng hộ lực lượng nổi dậy tại Syria chống lại Tổng thống Bashar al-Assad, các cường quốc phương Tây đã bắt đầu thể hiện lo ngại về việc hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn, các phần tử thánh chiến Hồi giáo tham gia cuộc chiến tại quốc gia Trung Đông này.

Jean-Pierre Filiu, Giáo sư Viện Sciences-Po ở Paris, cho biết trước khi nổ ra mùa Xuân Arập, al-Qaeda ở khu vực Maghreb tồn tại như một tổ chức "cướp bóc-thánh chiến". Chúng kết hợp "chiến tranh thần thánh" của đạo Hồi với những hoạt động tội phạm và bị đàn áp rất mạnh bởi chính những nhà độc tài bị các phong trào cách mạng nhân dân lật đổ ở Libya, Tunisia và Ai Cập. Các chế độ mới đang chật vật tìm chính sách mới phù hợp.

Filiu, tác giả cuốn "Trung Đông Mới" nói: "Chẳng hạn như việc trả tự do cho Abou Iyadh là một sai lầm lớn. Y là nhân vật điều phối kỳ cựu của al-Qaeda". Abou Iyadh - kẻ bị tình nghi là đã tổ chức vụ tấn công gây chết người vào Đại sứ quán Mỹ tại Tunisia - sau khi được trả tự do đã trở thành một nhân vật hàng đầu trong cuộc nổi dậy của người Salafist Hồi giáo thủ cựu ở nước này.

Tổng thống Tunisia Moncef Marzouki thừa nhận chính phủ của ông "đã không nhận thức được mức độ nguy hiểm và bạo lực của những người Salafist này", và cảnh báo nguy cơ vũ khí được tuồn vào Bắc Phi sau khi cựu Tổng thống Libya Muammar Gaddafi bị lật đổ.

Minh Châu