【sô kêt qua net】Đưa lịch sử địa phương vào trường học

时间:2025-01-25 22:19:49 来源:88Point

Báo Cà Mau(CMO) Không chỉ hiểu biết về cội nguồn lịch sử hào hùng của vùng đất Cà Mau, thêm tự hào và yêu quê hương xứ sở, lịch sử địa phương Cà Mau còn giúp thế hệ trẻ rèn luyện phẩm chất, có lý tưởng sống tốt đẹp hơn.

Với ý nghĩa thiêng liêng và thiết thực, lịch sử địa phương ngày càng được chú trọng, đưa vào chương trình dạy học. Tuỳ theo mỗi cấp học, lượng kiến thức đa dạng và nhiều hơn. Bên cạnh học tập trung vào những tuần cuối học kỳ, lịch sử địa phương Cà Mau còn được lồng ghép ở những tiết học ngoại khoá, những giờ sinh hoạt, các cuộc thi gắn với chủ đề của mốc lịch sử…

Chương trình học ngày càng đa dạng

Phó hiệu trưởng Trường THCS Trần Phán (huyện Đầm Dơi) Đinh Quốc Sử cho biết: “Ngoài chương trình học có sẵn, hiện nay thư viện có các loại sách về lịch sử địa phương Cà Mau như lịch sử địa phương Cà Mau, lịch sử Đảng bộ xã Trần Phán, kể chuyện bác Ba Phi… Những loại sách này là tư liệu quý cho thầy cô và học sinh trong quá trình học tập và tìm hiểu về lịch sử Cà Mau”.

Những nội dung như: Di tích lịch sử văn hoá ở Cà Mau; Quá trình hình thành tỉnh Cà Mau; Cà Mau thiên nhiên và con người; Lịch sử cách mạng Cà Mau giai đoạn 1930-1945; Lịch sử cách mạng Cà Mau thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 1954-1975; Những kiến thức về lịch sử vùng đất Cà Mau từ thời khẩn khoang đến cách mạng Tháng Tám năm 1945; Cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của Nhân dân Cà Mau từ năm 1946-1975; Khái quát về tình hình phát triển của Cà Mau từ sau giải phóng đến nay... là những kiến thức lịch sử địa phương Cà Mau được đưa vào chương trình học ở cấp THCS và THPT.

Học sinh Trường THCS Trần Phán tham quan Khu di tích xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi.

Ngoài cấp THCS và THPT, cấp tiểu học ở khối lớp 4, lớp 5 cũng được tiếp cận kiến thức về lịch sử địa phương. Thầy Đỗ Văn Hứng, giáo viên Trường Tiểu học Chà Là, cho hay: “Một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay quay lưng với lịch sử dân tộc. Việc rèn luyện, giáo dục cho học sinh ở cấp tiểu học về lịch sử nói chung, lịch sử Cà Mau nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên, theo phân phối chương trình hiện nay chỉ có 2 tiết học dành cho lịch sử địa phương nên nhà trường chỉ dạy các em một số kiến thức cơ bản”.

Hào hứng qua những tiết học thực tế

Thực tế cho thấy, không ít học sinh và phụ huynh còn quan điểm Lịch sử là môn học phụ, ít liên quan đến nghề nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý tiếp thu kiến thức môn học của học sinh. Để làm sinh động hơn tiết học, nhà trường tạo điều kiện để các em tham quan trải nghiệm tại các khu di tích. Không chỉ được giáo viên thuyết trình về lịch sử của khu di tích, học sinh còn có những buổi lao động, làm đẹp khuôn viên của khu di tích.

Nhiều lần được tham quan Khu di tích và Bia ghi danh các anh hùng liệt sĩ của xã Trần Phán, em Ngô Phạm Quỳnh Thư, lớp 7A1, Trường THCS Trần Phán, chia sẻ: “Học lịch sử địa phương giúp em biết được nguồn gốc tên gọi một số địa danh, lịch sử hào hùng qua từng trận đánh và các anh hùng của vùng đất Cà Mau. Đối với cách dạy truyền thống mang tính thụ động, ngày nay lịch sử được dạy bằng nhiều cách trực quan sinh động, học sinh được tham gia tìm hiểu, đóng góp ý kiến, rất bổ ích và không nhàm chán”.  

Em Nguyễn Tường Vi, lớp 7A1, Trường THCS Trần Phán, cho biết: “Ngoài học ở trường em còn được đi tham quan khu di tích ở xã như khu phù điêu, bia ghi danh các anh hùng liệt sĩ… Những buổi học ngoại khoá như thế giúp em trải nghiệm thực tế, khắc sâu hơn kiến thức”.

“Ngoài các phương tiện hỗ trợ để trình chiếu hình ảnh sinh động, đa số học sinh đều thích các hoạt động trải nghiệm này. Do thời gian và điều kiện hạn chế nên mỗi năm học trường chỉ tổ chức cho các em tham quan thực tế 2 lần. Để đạt hiệu quả, giáo viên phải tìm hiểu, nắm rõ kiến thức lịch sử địa phương. Đồng thời, tận dụng những tài liệu giảng dạy để một giờ trải nghiệm thực tế tại các khu di tích phát huy hiệu quả”, thầy Lê Xuân Bảo, giáo viên Trường THCS Trần Phán, cho biết./.

An Kỳ

推荐内容