Phát triển điện hạt nhân: Đa dạng hóa nguồn cung năng lượng,áikhởiđộngđiệnhạtnhânQuyếtsáchchiếnlượcvìtươnglainănglượngViệreal vs betis hướng tới Net Zero Trình Quốc hội tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận Chính phủ chính thức trình Quốc hội tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận |
Việc nghiên cứu và triển khai điện hạt nhân tại Việt Nam, đặc biệt là tái khởi động các dự án Nhà máy Điện hạt nhân (ĐHN) Ninh Thuận, đang được xem xét như một chiến lược quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững trong bối cảnh hiện nay. Quyết sách này đã được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập, định hướng gần đây nhằm góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Bối cảnh năng lượng Việt Nam và sự cấp thiết của điện hạt nhân
Hiện nay, Việt Nam đang đối mặt với nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, dự kiến tổng công suất hệ thống điện sẽ cần bổ sung khoảng 70 GW vào năm 2030 và từ 400-500 GW vào năm 2050.
Trong khi đó, các nguồn năng lượng truyền thống như than đá và thủy điện đã hạn chế về cả trữ lượng và có những tác động môi trường. Năng lượng tái tạo, dù phát triển mạnh mẽ, vẫn chưa đủ để đáp ứng một cách ổn định và lâu dài cho nền kinh tế đang phát triển nhanh.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vào sáng ngày 25/11. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN |
Trước thực tế đó, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vào sáng ngày 25/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: “Chúng ta nhìn thấy trước mắt là tình trạng thiếu hụt năng lượng ngay cả khi đã triển khai Quy hoạch điệnVIII, vì vậy việc tái khởi động nghiên cứu sử dụng vấn đề điện hạt nhân hiện nay là rất cần thiết để chuẩn bị cho tương lai".Phát biểu này thể hiện sự nhất quán trong chính sách năng lượng của Đảng và Nhà nước, đồng thời mở ra cơ hội để đánh giá tiềm năng các dự án đã từng bị tạm dừng.
Điện hạt nhân, đã được chứng minh là nguồn cung cấp điện nền ổn định và chi phí sản xuất cạnh tranh, sẽ là giải pháp hợp lý để đa dạng hóa nguồn cung cấp điện và giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.
Trên thế giới, điện hạt nhân cũng đang nhận được sự chú ý trở lại. Đến tháng 8/2024, đã có 415 lò hạt nhân năng lượng vận hành, 62 lò đang được xây dựng tại 32 quốc gia. Thêm vào đó, 20 quốc gia khác đang xem xét triển khai điện hạt nhân để đáp ứng các mục tiêu về năng lượng và khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc Việt Nam tái khởi động chương trình điện hạt nhân không chỉ phù hợp với xu thế mà còn khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng công nghiệp năng lượng toàn cầu.
Tiềm năng và lợi thế
Một lợi thế của Việt Nam khi tái khởi động điện hạt nhân là Dự án Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 và 2, đã từng được khởi động từ những năm 2010 nhưng sau đó tạm dừng vào năm 2016. Trong quá trình thực hiện, các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất về an toàn hạt nhân đã được bàn thảo, xem xét. Địa điểm xây dựng cũng được lựa chọn kỹ lưỡng (vị trí cao trình 12–15m so với mực nước biển) trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm từ sự cố nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima (Nhật Bản), đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi động đất hay sóng thần. Công nghệ hạt nhân thế hệ III+ như AES-2006, AP1000 và ATMEA1 được ưu tiên với các chỉ số an toàn vượt xa khuyến cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Đặc biệt, các nhà khoa học Việt Nam đã tham gia tích cực vào việc nghiên cứu độc lập về địa chất và sự an toàn, chứng minh rằng các địa điểm được chọn tại Ninh Thuận là hoàn toàn phù hợp. Điều này cho thấy năng lực khoa học kỹ thuật trong nước đã sẵn sàng để tiếp cận công nghệ hiện đại, từ đó đảm bảo tính tự chủ trong việc phát triển năng lượng hạt nhân.
Theo các chuyên gia đánh giá, việc sử dụng các địa điểm đã được nghiên cứu ở Ninh Thuận để phát triển, xây dựng điện hạt nhân trong thời gian tới là rất thuận lợi, tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn địa điểm.
Tính đúng đắn trong bối cảnh hiện nay
Tái khởi động điện hạt nhân không chỉ là câu chuyện về năng lượng mà còn mang ý nghĩa chiến lược cho an ninh quốc gia. Thực tế, các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều đã và đang gia tăng tỉ trọng năng lượng hạt nhân trong cơ cấu điện năng của mình để đối phó với các thách thức tương tự.
Tái khởi động điện hạt nhân không chỉ là câu chuyện về năng lượng mà còn mang ý nghĩa chiến lược cho an ninh quốc gia. - Ảnh minh hoạ (IT) |
Ngoài ra, việc tái triển khai dự án điện hạt nhân sẽ tạo điều kiện để Việt Nam tiến xa hơn trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, khi công nghệ hạt nhân không chỉ dừng lại ở sản xuất điện mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ quốc gia, tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp điện hạt nhân.
Để đảm bảo thành công cho các dự án điện hạt nhân trong tương lai, Chính phủ cần tiếp tục duy trì cơ chế đặc thù, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt, cần hình thành cơ quan chuyên trách để quản lý và triển khai dự án một cách bài bản. Đồng thời, cần đẩy mạnh truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về lợi ích và an toàn của điện hạt nhân, giảm thiểu các lo ngại không đáng có.
Quyết định tái khởi động điện hạt nhân chắn chắn sẽ là một bước đi mới giúp Việt Nam vừa đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao, vừa thực hiện được cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; đồng thời là nền tảng để Việt Nam xây dựng một nền kinh tế xanh, hiện đại và bền vững trong tương lai.