Thiết bị có khối lượng xấp xỉ 9kg với khả năng lai dắt người bị nạn
Thúy Hiền kể: “Nhà em ở xã Giang Hải,độnghỗtrợcứuhộcứunạbxh vdqg ấn độ khi nước lên em và gia đình phải chạy lụt, tìm nơi tránh trú. Ban ngày đỡ hơn, nhưng năm ngoái là lúc nửa đêm, vô cùng nguy hiểm. Vì thế chẳng riêng em mà rất nhiều người vô cùng lo lắng khi lũ về”.
Thế là Thúy Hiền và Thùy Dương cùng nhau lên ý tưởng và sáng tạo nên thiết bị phao di động. Đôi học trò đầm phá mong muốn áp dụng công nghệ để phục vụ cho việc tìm kiếm, cứu nạn. Không chỉ phải nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt và sử dụng, thiết bị còn phải tiếp cận nhanh nhất đến người bị nạn.
Qua nhiều lần thử nghiệm, phao di động của Thúy Hiền và Thùy Dương ra đời. Sản phẩm được kết cấu bởi bộ khung, động cơ và các tính năng bổ trợ. Tổng khối lượng của thiết bị xấp xỉ 9kg, tích hợp cả camera, bộ nhận tín hiệu điều khiển, đèn led.... Thúy Hiền phân tích: “Khi thời tiết chuyển biến xấu, camera giúp người điều khiển nhìn và xác định đúng hướng người bị nạn. Định vị GPS giúp truy cập nhanh vị trí người bị nạn, đèn led thích ứng với công tác cứu hộ, cứu nạn trong đêm tối cũng như giúp người bị nạn nhận biết phao ứng cứu đang đến”. Với việc sử dụng bộ điều khiển từ xa, người cứu hộ, cứu nạn sẽ không gặp phải hiểm nguy như những cuộc giải cứu thông thường.
Khi xảy ra sự cố, người điều khiển sẽ cho thiết bị hoạt động, điều khiển phao di chuyển về phía người bị nạn. Người bị nạn sẽ bám vào phao và nhấn nút SOS để gửi tọa độ vị trí. Sau khi người bị nạn đã bám chắc vào phao thì người điều khiển sẽ điều khiển phao lai dắt, đưa người bị nạn đến nơi an toàn.
Thạc sĩ Lâm Thị Quỳnh Tiên, giáo viên hướng dẫn đề tài cho biết: “Thiết bị phao di động có kích thước gọn, không chiếm diện tích lớn khi sử dụng cho tàu thuyền. Hơn nữa, sản phẩm có động cơ. Qua các đợt thử nghiệm, thiết bị có thể tải 50kg với vận tốc 5km/h. Công năng của áo phao và thuyền cứu sinh đã được tích hợp vào một sản phẩm”.
Với sự linh hoạt, gọn, dễ dàng lắp ráp và tìm kiếm phụ tùng, thiết bị phao di động hỗ trợ cứu hộ cứu nạn rất phù hợp để trang bị cho cá nhân khi hoạt động trên nước hoặc lực lượng cứu hộ cứu nạn. Thúy Hiền và Thùy Dương cho hay, bộ phận điều khiển cũng như cách thức điều khiển thiết bị tương đối đơn giản, phù hợp mọi đối tượng. Tuy nhiên, đôi nữ sinh đến từ vùng quê ven chân sóng vẫn mong muốn cải tiến thiết bị để đạt được hiệu quả vận hành và cứu người tối ưu nhất.
Phan Thị Thúy Hiền nói: “Dù phao đạt độ an toàn và hoạt động ổn định, các tính năng vận hành chính xác nhưng chúng em vẫn muốn cải tiến hơn nữa. Đầu tiên là về chất liệu khung để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bị nạn cũng như bảo vệ tốt các thiết bị bổ trợ bên trong. Kế đến là động cơ, đây là bộ phận quan trọng bởi tình huống cứu nạn có thể diễn ra cả trong lũ dữ hay sóng to gió lớn”.
Với đường bờ biển dài và sông ngòi chằng chịt nên hàng năm, nhiều địa phương phải gánh chịu nhiều thiệt hại do bão, lũ. Đa phần các trang thiết bị được dự phòng hay các trang thiết bị trực tiếp hỗ trợ cứu nạn còn khá đơn giản. Người tham gia cứu hộ cũng dễ gặp nguy hiểm do điều kiện phức tạp. Vì thế, thiết bị phao di động hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn của Phan Thị Thúy Hiền và Phan Thị Thùy Dương là sản phẩm có ý tưởng sáng tạo, tích hợp, giúp người cứu hộ chủ động tìm và lai dắt người bị nạn đến nơi an toàn. Thiết bị đã đạt giải Nhì lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí – điện tử tại Cuộc thi Khoa học – Kỹ thuật học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2020 – 2021.
Bài:Mai Huế
Ảnh:Nhân vật cung cấp