发布时间:2025-01-10 10:09:59 来源:88Point 作者:La liga
Võ cổ truyền (VCT) Hậu Giang đã có một hành trình dài đầy nỗ lực,ữhồnvViệbóng dsas hôm nay vượt khó để phát huy tinh hoa võ Việt.
VCT Hậu Giang đã giành thành tích ấn tượng tại Đại hội Thể thao đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VIII - Vĩnh Long năm 2020.
Người truyền lửa
Cuối năm, mọi người ai ai cũng tất bật với công việc, nhưng chị Lê Thị Bảo Thu - người khơi nguồn cho môn VCT ở Hậu Giang vẫn dành chút thời gian trải lòng về chặng đường phát triển ấy. Năm 12 tuổi, người con gái với thân hình nhỏ nhắn, mảnh khảnh vùng đất Phong Điền, thành phố Cần Thơ, đã bị lôi cuốn bởi các động tác mạnh mẽ, dứt khoát, những đường cước điêu luyện của môn VCT. Với sở trường thi đấu đối kháng, nhiều lần bị chấn thương, đổ cả máu và nước mắt nhưng chưa bao giờ chị Thu thụt lùi ý chí.
Như một cái duyên, vào cuối năm 1999, khi vừa tròn đôi mươi, chị về công tác tại Trung tâm Thể dục thể thao huyện Vị Thủy (thuộc Cần Thơ cũ), nay là Trung tâm Văn hóa, Thông tin - Thể thao huyện Vị Thủy (Hậu Giang). Đó là bước ngoặt lớn của cuộc đời, mở ra cơ hội để chị viết tiếp trang mới của hành trình đam mê võ thuật. Chị Thu chia sẻ: “Thời ấy, ở huyện chưa có môn võ nào phát triển, VCT cũng không ai biết đến. Tháng 3-2000, tôi mở câu lạc bộ để hướng dẫn các em có niềm đam mê, mong muốn đưa VCT trở thành thế mạnh, mũi nhọn của huyện. Tuy điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, nhưng võ sinh theo học khá đông, khiến tôi càng có thêm động lực truyền lửa”.
Ngót nghét 20 năm trôi qua - một khoảng thời gian không ngắn, chị vẫn miệt mài vun vén, gầy dựng phong trào VCT Hậu Giang. Thực tâm, chỉ có sự bền chí và niềm đam mê mãnh liệt, mới giúp chị duy trì được ngọn lửa nhiệt huyết. Ngoài những thế hệ võ sinh luôn trân quý và tin yêu, điều may mắn nhất là chị luôn có người chồng hiểu, đồng hành, chia sẻ, thông cảm với công việc, dù anh chẳng cùng nghề. Đó là yếu tố sức mạnh, động viên tinh thần to lớn để chị vượt qua khó khăn, vươn tới thành công. Nói đến đây, ánh mắt chị như ánh lên nụ cười. Chị Thu cho hay: “Tôi thầm cảm ơn anh vì tất cả. Anh đã thay tôi lấp đầy vào khoảng trống chưa tròn của một người vợ, người mẹ mà chẳng hề giận hờn, than oán”.
Và rồi, nhiều lớp võ sinh được chị giảng dạy, huấn luyện nay đã trưởng thành. Mỗi người dù chọn cho mình một công việc khác nhau để làm kế sinh nhai, nhưng vẫn giữ được tinh thần võ đạo rực cháy. Họ đã trở thành những cánh tay đắc lực nối dài cùng chị Thu nới rộng phong trào VCT Hậu Giang.
Đưa võ cổ truyền vào trường học - Hướng đi đúng
Trường THPT Vị Thủy, huyện Vị Thủy là nơi đầu tiên của tỉnh triển khai đưa VCT vào trường học năm 2019. Ngoài sự quan tâm, phối hợp từ ban giám hiệu, để phong trào phát triển cũng nhờ vào những võ sinh thế hệ đầu tiên mà chị Thu giảng dạy. Anh Phạm Hiếu Thời, giáo viên giáo dục thể chất của trường là một minh chứng rõ nét.
VCT được đưa vào trường học ở Trường THPT Vị Thủy, huyện Vị Thủy.
Anh Thời bộc bạch: “Các học sinh đều cảm thấy thú vị và bổ ích khi được rèn luyện VCT với những động tác mạnh mẽ, dứt khoát thay cho thời gian tập thể dục giữa giờ. Ở trường, tôi mở thêm hai câu lạc bộ với hơn 100 võ sinh tham gia, giúp các em dễ dàng rèn võ, luyện tài”. Tuy chỉ là bước đầu để VCT bước vào trường học, nhưng vẫn mang tín hiệu đáng mừng cho việc hiện thực hóa những mục tiêu dài hơi.
Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cũng tổ chức tập huấn hướng dẫn, triển khai dạy VCT cho đội ngũ cán bộ, giáo viên giáo dục thể chất trong trường phổ thông. Xoay quanh các vấn đề như xây dựng kế hoạch phát triển phong trào tập luyện VCT trong trường; phương pháp giảng dạy, huấn luyện VCT; 3 bài VCT “Căn bản công pháp”. Nhờ đó, đội ngũ giáo viên đã có thêm kiến thức cần thiết về VCT; tạo đà phát triển câu lạc bộ VCT trong trường học; hàng năm tăng dần tỷ lệ học sinh yêu thích, tham gia tập luyện VCT…
Còn ngành thể thao tỉnh luôn tạo điều kiện mở nhiều lớp tập huấn để nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn cần thiết cho đội ngũ huấn luyện viên cơ sở, cung cấp kiến thức về luật, phương pháp tổ chức trọng tài, thi đấu,... Nhờ đó, các huấn luyện viên sẽ được hướng dẫn cách nhìn nhận và tìm kiếm được nguồn vận động viên có tố chất; bài tập cải thiện thành tích; chế độ dinh dưỡng phù hợp để vận động viên phát huy tối đa khả năng,... Họ trở nên tự tin hơn khi tham gia làm trọng tài ở các giải đấu mang tầm quốc gia, khu vực, có điều kiện học tập và trao đổi kiến thức, kỹ năng.
Thi đấu biểu diễn quyền tại Giải vô địch VCT tỉnh Hậu Giang năm 2020.
Trái ngọt…
Từ năm 2010 đến nay, VCT Hậu Giang dần có sự phát triển và đi vào ổn định, nề nếp, nhờ đội ngũ huấn luyện viên trưởng thành về kinh nghiệm lẫn tuổi đời. Còn nhớ năm 2019, Hậu Giang được Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam trao quyền đăng cai Giải vô địch trẻ và thiếu niên VCT toàn quốc, đánh dấu bước tiến lớn. Giải tạo cơ hội khơi dậy tiềm năng VCT tỉnh nhà, được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng lẫn công tác tổ chức.
Ông Trương Văn Bảo, Phó Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam, cho biết: “VCT Hậu Giang vài năm gần đây đã cho thấy sự khởi sắc. Môn võ này, tỉnh có nhiều cơ hội vươn tầm, cải thiện vị trí. Nhưng vận động viên cần thêm thời gian để rèn bản lĩnh, tăng kỹ thuật và thể lực, những yếu tố then chốt mang đến thành công”.
Các huấn luyện viên muốn rèn cho võ sinh tinh thần võ đạo, nghĩa hiệp và xây dựng nhân cách tốt; biết bảo vệ bản thân và người yếu thế chứ không phải ra oai, thể hiện; luôn học hỏi và hoàn thiện cả tính cách lẫn kiến thức võ thuật… Những năm qua, họ luôn dồn hết tâm trí, sức lực vào việc đào tạo và huấn luyện võ sinh, góp phần lớn vào sự phát triển, nâng tầm VCT Hậu Giang. VCT Hậu Giang giờ đây đang được khơi nguồn và lan tỏa, len lỏi tận vùng sâu, giúp tỉnh nhà tìm kiếm, phát triển tài năng mới. Những người vun trồng cho VCT Hậu Giang đang bắt đầu thu hoạch nhiều trái ngọt thành tích.
Huấn luyện viên Lê Thị Bảo Thu - người truyền lửa nhiệt huyết cho nhiều thế hệ võ sinh VCT tỉnh nhà.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: “Tôi đánh giá cao sự phát triển và vươn tầm của VCT Hậu Giang thời gian qua, với những thành tích mang về khá ấn tượng ở các giải đấu. Sự quan tâm nơi các cấp lãnh đạo, nỗ lực của đội ngũ huấn luyện viên sẽ giúp VCT Hậu Giang phát triển bền vững, tiếp tục khẳng định vị thế mới”.
Thuận lợi lẫn khó khăn càng giúp người làm công tác thể thao tìm ra hướng đi đúng đắn cho môn VCT. Bằng sự tự tin, nỗ lực qua quá trình gầy dựng phong trào tại địa phương, VCT Hậu Giang đang sẵn sàng hướng đến mục tiêu mới, từng bước nâng tầm vị thế trong khu vực và quốc gia. Đó còn là cách để giữ gìn và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
2 trọng tài quốc gia võ cổ truyền
Toàn tỉnh hiện có 15 huấn luyện viên VCT. Trong đó, có 2 trọng tài quốc gia: chị Lê Thị Bảo Thu và anh Phạm Hiếu Thời, còn lại là trọng tài cấp tỉnh. Có 17 câu lạc bộ đang hoạt động, thu hút khoảng 750 võ sinh. Chị Lê Thị Bảo Thu là huấn luyện viên VCT duy nhất ở Hậu Giang được tham gia đoàn trọng tài của Liên đoàn thế giới VCT Việt Nam làm công tác trọng tài thế giới tại Giải Cúp thế giới VCT Việt Nam lần thứ nhất - Marseille 2019 ở Pháp. |
Nhiều huy chương quốc gia và khu vực
Những năm qua, VCT Hậu Giang đã mang về nhiều thành tích đáng ghi nhận ở các giải cấp quốc gia và khu vực như 4 huy chương vàng (HCV), 6 huy chương bạc (HCB), 1 huy chương đồng (HCĐ) tại Giải vô địch trẻ và thiếu niên VCT toàn quốc 2019; 3 HCV Liên hoan quốc tế VCT Việt Nam 2019; 1 HCV, 5 HCB và 4 HCĐ Giải vô địch VCT học sinh phổ thông cấp quốc gia 2019; 3 HCV, 2 HCB, 3 HCĐ Đại hội Thể thao đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VIII - Vĩnh Long năm 2020... |
HỒNG NHUNG
相关文章
随便看看