【tỷ số c1】Vai trò của báo chí cách mạng trong Chiến thắng Điện Biên Phủ
Làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu,ủabaacuteochiacutecaacutechmạngtrongChiếnthắngĐiệnBiecircnPhủtỷ số c1 chấn động địa cầu” ở mặt trận Điện Biên Phủ có vai trò đóng góp đặc biệt quan trọng của “binh chủng báo chí”. Không khí làm báo trên mặt trận Điên Biên Phủ lúc bấy giờ thế nào? Vai trò của báo chí trong Chiến thắng Điện Biên Phủ ra sao? Phóng viên (PV) Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) đã có cuộc trao đổi với Đại tá, nhà báo Đỗ Phú Thọ, nguyên Phó Tổng biên tập Báo QĐND về vấn đề này.
DẤN THÂN VÀO MẶT TRẬN CHIẾN DỊCH
PV:Có thể nói, chưa có chiến dịch nào trong kháng chiến chống thực dân Pháp lại thu hút đông đảo lực lượng những người làm báo như trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đặc biệt có 1 tờ báo đã đóng đại bản doanh, sản xuất, phát hành ngay tại mặt trận, ông có thể nói rõ hơn về điều này?
Nhà báo Đỗ Phú Thọ:Đó là Báo QĐND. Hồi đó Báo QĐND có 2 sở chỉ huy, 1 sở chỉ huy đại bản doanh gọi là sở chỉ huy hậu phương đặt ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên và 1 tờ báo tiền phương đặt ngay trong lòng chiến dịch. Lúc bấy giờ, phóng viên kiêm biên tập viên rất ít, chỉ có 5 người thôi, nhưng nhà báo vừa là người phát hành vừa là người đọc báo. Phóng viên đi khắp các chiến hào giữa lòng chảo Điện Biên thu thập tin tức, đọc báo cho cán bộ, chiến sĩ nghe, vì thời đó nhiều cán bộ, chiến sĩ không biết chữ. Đồng thời mang tờ báo xuất bản nóng hổi tại mặt trận đi để cổ vũ tinh thần cán bộ, chiến sĩ, dân công hỏa tuyến trên mặt trận nóng bỏng này...
Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng phát biểu rằng, trên chiến trường Điên Biên Phủ có một binh chủng đặc biệt đó là binh chủng báo chí. Binh chủng báo chí có tác dụng rất lớn trong việc động viên cán bộ, chiến sĩ, dân công hoàn thành nhiệm vụ của mình trên chiến trường.
PV:1946-1954 là giai đoạn lịch sử rất quan trọng và đặc biệt quan trọng đối với báo chí, bởi đây là giai đoạn đầu tiên nước nhà độc lập, tự do. Ông có thể chia sẻ thêm về công việc của những người làm báo cách mạng thời bấy giờ. Đặc biệt là trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ?
Các nhà báo đọc và đánh máy, xuất bản báo tại mặt trận Điện Biên Phủ
Nhà báo Đỗ Phú Thọ:Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam gần 100 năm qua, bắt đầu từ khi ra đời Báo Thanh niên do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo và viết bài cho tờ báo này. Nhưng báo chí cách mạng Việt Nam bắt đầu sang trang từ năm 1945, khi đất nước ta đã giành được chính quyền. Lúc bấy giờ số lượng các nhà báo rất ít, các nhà báo chuyên nghiệp càng ít hơn, tuy nhiên chúng ta có sức mạnh quần chúng, nhiều nhà báo không chuyên sau đó đã trở thành nhà báo nổi tiếng.
Các nhà báo dấn thân vào mặt trận chiến đấu, mặt trận khắc phục tàn dư của chế độ thực dân phong kiến để lại. Lúc đó, Báo QĐND tiền thân là tờ Tiếng súng reo, tờ Vệ Quốc quân và tờ Quân du kích. Năm 1950, Báo QĐND mới ra số đầu tiên, nhưng trước đó, các tờ báo tiền thân đã hoạt động rồi.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lúc bấy giờ chưa có truyền hình, ngoài Báo QĐND xuất bản tại tiền phương thì còn nhiều cơ quan báo chí khác như Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, báo của các liên khu, chiến khu hoạt động rất mạnh, tạo thành lực lượng rất đặc biệt, cổ vũ, động viên, giúp cán bộ, nhân dân, chiến sĩ, dân công hiểu được tình thế lúc bấy giờ và quan trọng nhất là báo chí đã làm rất tốt công tác địch vận. Nhiều sĩ quan của Pháp, lực lượng chống đối khi nghe chúng ta tuyên truyền về Điện Biên Phủ đã đầu hàng, quay về với Việt Minh, chính quyền cách mạng.
PV: Thưa ông, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam thời đó nói về chiến dịch Điện Biên Phủ như thế nào? Báo chí hậu phương đã làm gì trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ?
Nhà báo Đỗ Phú Thọ:Theo tư liệu chúng tôi nắm được cũng như các nhân chứng lịch sử, thời đó, mới chỉ có báo in và phát thanh, chưa có truyền hình, nhưng các binh chủng báo chí này phối hợp với nhau rất chặt chẽ. Lúc bấy giờ, chúng ta có báo tiền tuyến, báo hậu phương, báo của các chiến khu, liên khu, báo của đảng bộ các địa phương. Có thể nói, lúc bấy giờ rất nhiều tờ báo, phương tiện in thô sơ chủ yếu là in rô-nê-ô (đánh máy chữ trên giấy nến sau đó đổ mực vào hộp đựng rồi quay tay, mỗi vòng in một tờ giấy khổ A4), thậm chí có những tờ báo chép bằng tay sau đó nhân bản bằng chép tay. Không khí của mặt trận báo chí thời đó rất sôi động. Nhiều đồng chí còn lưu những tờ báo chép tay thời ấy đến tận bây giờ. Người ta truyền tay nhau, mang hơi thở từ hậu phương ra tiền tuyến, mang niềm vui chiến thắng từ tiền tuyến về hậu phương. Lúc bấy giờ, việc liên lạc giữa các mặt trận, giữa các chiến khu, địa phương với nhau rất khó khăn, chỉ bằng con đường chạy bộ. Người ta mang những công văn, giấy tờ, mang tin tức từ mặt trận về hậu phương và từ đó lan tỏa trở lại chiến trường, tạo thành cầu nối giữa sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh chiến dịch với cán bộ, chiến sĩ và dân công trên mặt trận.
NHỊP ĐỘ RA BÁO THEO “NHỊP THỞ” CHIẾN TRƯỜNG
PV:Có thể nói chiến trường Điện Biên Phủ thời bấy giờ rất gian nan, hiểm nguy. Vậy không khí hoạt động của báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ thời đó thế nào, thưa ông?
Nhà báo Đỗ Phú Thọ:Theo lời kể của các nhân chứng đã tham gia tác nghiệp tại Điện Biên Phủ thì không khí làm báo ở đó đúng là không khí làm báo của chiến trường và chiến thắng. Số lượng nhà báo khi đó ít lắm, nhưng các nhà báo lúc bấy giờ có thể làm bất cứ công việc gì. Họ vừa là nhà báo vừa là chiến sĩ. Bên cạnh cuốn sổ và cây bút, lúc nào cũng có khẩu súng kề bên. Các nhà báo tự đào hầm hào cho mình và sẵn sàng giúp đỡ xưởng in cõng máy khi di chuyển, rồi mang báo đến các chiến hào, đọc báo cho bộ đội và dân công nghe. Thời đó, các nhà báo QĐND phần lớn có trình độ nghiệp vụ nhất định, có kiến thức văn hóa. Do đó, ngoài làm báo còn làm rất tốt công tác tuyên truyền, điển hình như nhà báo Phú Bằng còn giúp cán bộ cơ quan chức năng hỏi cung địch… Trên mặt trận Điện Biên Phủ, báo chí không đơn thuần là báo chí, mà đã phát huy tính đa năng, một thế mạnh riêng có của báo chí cách mạng trên mặt trận này.
Các trang báo được xuất bản tại mặt trận chiến dịch Điện Biên Phủ
PV:Thưa Đại tá, nhà báo Đỗ Phú Thọ, có người kể rằng, trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nhịp độ ra báo theo nhịp thở của chiến trường, không ấn định theo ngày giờ cố định. Ông có thể nói rõ hơn về điều này?
Nhà báo Đỗ Phú Thọ:Theo hồi ức của các phóng viên chiến trường cũng như tư liệu của Báo QĐND, lúc bấy giờ Báo QĐND xuất bản ở hậu phương Định Hóa, Thái Nguyên thì xuất bản định kỳ, còn báo tiền phương thì không có định kỳ. Khi nào đủ thông tin là cho xuất bản. Trong suốt 56 ngày đêm chiến dịch Điện Biên Phủ, Báo QĐND xuất bản được 33 số, bình quân 2 ngày xuất bản 1 tờ báo. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngày hôm trước ra báo, ngày hôm sau có ngay, nhưng đôi khi phải đợi 3-4 ngày mới xuất bản 1 tờ báo vì phải chờ đợi thông tin.
THÔNG TIN LÀM LUNG LẠC Ý CHÍ BÁM TRỤ CỦA KẺ THÙ
PV:Có ý kiến cho rằng, báo chí trên mặt trận Điện Biên Phủ đã đi sâu vào những câu chuyện trong thực tiễn chiến đấu, những câu chuyện nhân văn... có sức lay động lòng người và động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ. Ông có thể nói rõ hơn về điều này?
Nhà báo Đỗ Phú Thọ:Theo hồi ức của các cán bộ Báo QĐND, lúc bấy giờ phương tiện in, phát hành rất khó khăn. Nếu sang trọng thì đưa báo lên xe đạp chở đi, còn phần lớn đi bộ để phát hành, nhưng việc lan tỏa công việc của cán bộ, chiến sĩ, dân công trên mặt trận chiến dịch thì được các nhà báo miêu tả rất tỉ mỉ. Đó là về sáng kiến đào hào, về gương của một chị dân công có sáng kiến hay trong kéo pháo và sau khi tuyên truyền đã được nhân rộng ra toàn chiến trường, hoặc có những câu chuyện hết sức sinh động kể về việc tra hỏi tù binh trên chiến trường Điện Biên Phủ… Những câu chuyện như thế lan tỏa trên báo, phía kẻ thù thực dân Pháp đọc được đã làm lung lạc ý chí bám trụ tại Điện Biên Phủ.
Một trang Báo QĐND xuất bản tại mặt trận Điện Biên Phủ và biểu tượng ghi dấu tòa soạn tiền phương và nhà in Báo QĐND tại mặt trận Điện Biên Phủ - Ảnh: Tư liệu
PV:Báo chí đã biến nội dung những văn kiện quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ thành nguồn sức mạnh tinh thần của bộ đội trước giờ xung trận. Điều này đã tác động ra sao đối với hậu phương, đặc biệt là đối với quốc tế, với nước Pháp lúc bấy giờ, thưa ông?
Nhà báo Đỗ Phú Thọ: Binh chủng báo chí lúc bấy giờ cung cấp thông tin từ chiến trường về cho hậu phương, giúp hậu phương yên tâm đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến. Báo chí cung cấp thông tin từ hậu phương cho cán bộ, chiến sĩ và dân công trên mặt trận, giúp họ vững tâm thực hiện nhiệm vụ và điều quan trọng là lan tỏa thông tin cho cả thế giới biết chúng ta đang chiến đấu và từng bước chiến thắng thực dân Pháp. Thắng lợi của ta trên chiến trường, đặc biệt là những câu chuyện rất sinh động kể về cuộc kháng chiến của ta đã tác động rất lớn đối với một số nước trên thế giới. Lúc bấy giờ phong trào phản đối chiến tranh, phong trào không cho con em của họ sang Đông Dương chiến đấu nổi lên ở Pháp, cũng như một số nước... Có thể nói, đó là thắng lợi trên mặt trận báo chí trong thời điểm bấy giờ.
PV:Theo ông, tinh thần báo chí cách mạng trong chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào đối với báo chí cách mạng trong giai đoạn hiện nay?
Nhà báo Đỗ Phú Thọ:Thời bấy giờ chúng ta chưa có phương tiện hiện đại để làm báo. Cả tòa soạn tiền phương cho đến khi chiến dịch kết thúc, Báo QĐND không có máy ảnh nào, nhưng các nhà báo đã khắc phục khó khăn hoàn thành 33 số báo. Tinh thần đó vẫn cổ vũ, lan tỏa trong giai đoạn hiện nay. Báo chí cách mạng hiện nay bị cạnh tranh gay gắt trước internet và mạng xã hội, trước những quan điểm sai trái, thù địch ngày đêm chống phá. Vì vậy, tinh thần Điện Biên Phủ vẫn phải tỏa sáng trong giai đoạn hiện nay, bằng cách các nhà báo hãy rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, rèn luyện ngòi bút, tay máy của mình để dấn thân, dám chịu hy sinh để chúng ta hoàn thành nhiệm vụ cao cả mà Đảng, Nhà nước đặt trên vai những người làm báo cách mạng trong giai đoạn hiện nay.
PV:Trân trọng cảm ơn nhà báo Đỗ Phú Thọ!
相关文章
Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
Thái Nguyên: Xử phạt 6 cơ sở kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng vi phạm TP. Hồ Chí M2025-01-25Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Hạ vi2025-01-25Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Bù Gia Mập
Dự tiếp xúc có đại biểu Quốc hội, Phó2025-01-25- Nhân dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tập thể cán bộ, ph&o2025-01-25
Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
Giá bạc hôm nay 4/1/2025: Bạc tăng mạnh lên 29,9 USD/ounce. Ảnh tư liệuQuay trở lại sau kỳ nghỉ lễ D2025-01-25Họp trực tuyến đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị định về hoạt động lấn biển
Chiều tối 3/4 tại điểm cầu Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trần Hồng Hà2025-01-25
最新评论