Scandal liên quan tới việc Thế giới Di động (MWG) tự động giảm tiền thuê mặt bằng gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng,ứngkhoánngàyLãiđậmtrămtỷThếGiớiDiĐộngcakêukhókhăntựcắttiềnđốitádự đoán tỷ số inter milan đại dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp do vậy họ cần được chia sẻ từ các bên liên quan. Tuy nhiên, không ít người bày tỏ sự không đồng tình với cách làm của doanh nghiệp. Cổ phiếu MWG chịu áp lực khá lớn và giảm giá cho dù thị trường chung đi lên và nhiều cổ phiếu blue-chips tăng giá mạnh. Trong phiên giao dịch sáng 4/10, cổ phiếu MWG giảm 1.200 đồng xuống 125.00 đồng/cp. Cùng giảm với MWG có nhiều cổ phiếu ngân hàng. Vietcombank giảm 1.100 đồng. VPBank giảm mạnh 1.900 đồng/cp xuống 62.000 đồng/cp. Vietinbank giảm 600 đồng xuống 29.150 đồng/cp. Techcombank giảm 450 đồng. Các cổ phiếu ngân hàng giảm trong bối cảnh giới đầu tư lo ngại tác động của đại dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn và khiến ngân hàng có thể ghi nhận nợ xấu tăng mạnh. Trong khi đó, Thế giới Di động giảm mạnh bất chấp doanh nghiệp này có kết quả kinh doanh khá ấn tượng ngay trong tháng cao điểm của đại dịch. Nhiều cửa hàng đóng cửa. Theo báo cáo hoạt động kinh doanh trong tháng 8, CTCP Đầu tư Thế giới Di động vẫn duy trì được hơn 6.500 tỷ đồng doanh thu và 222 tỷ đồng lợi nhuận riêng tháng 8. Thành quả này ghi nhận sự đóng góp đáng kể của Bách Hóa Xanh. Theo báo cáo của MWG, tính đến cuối tháng 8/2021, doanh nghiệp này có tổng cộng 4.700 cửa hàng, trong đó Bách Hóa Xanh đã lên tới 1.928 cửa hàng; Thế Giới Di Động có 949 cửa hàng; Điện Máy Xanh là 1.768 cửa hàng; Bluetronics là 55 cửa hàng. Tỷ trọng doanh thu Điện Máy Xanh lớn nhất với 50,1%, trong khi Bách Hóa Xanh đã vươn lên vị trí thứ 2 với 26,3%. BHX ghi nhận tăng trưởng doanh thu 8 tháng đầu năm tăng 56% so với cùng kỳ. Những số liệu cũng cho thấy các trụ cột kinh doanh của MWG đã hỗ trợ, gánh vác lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn.
Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, MWG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất là 78.495 tỷ đồng và lãi sau thuế 3.006 tỷ đồng, lần lượt tăng 8% và 12% so với cùng kỳ. Doanh thu online đóng góp hơn 7.540 tỷ đồng cho MWG, tăng 17%. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành 63% kế hoạch doanh thu và 63% kế hoạch lợi nhuận của cả năm. Trong thời gian vừa qua, cổ phiếu MWG tăng mạnh bất chấp thị trường chứng kiến nhiều phiên điều chỉnh giảm và nhóm cổ phiếu blue-chips chịu áp lực bán chốt lời mạnh. Cổ phiếu MWG lên đỉnh cao lịch sử 132.000 đồng/cp hôm 23/9 vừa qua, tăng mạnh so với mức 95.000 đồng cách đó 3 tháng. Với mức giá mới này, vốn hóa của MWG đạt hơn 93 nghìn tỷ đồng (tương đương 4 tỷ USD). Trong phiên sáng 4/10, MWG giảm mạnh sau scandal liên quan tới việc giảm tiền thuê mặt bằng. Một số cáo buộc cho thấy, MWG đơn phương cắt giảm tiền thuê mà chưa được sự đồng ý của bên cho thuê có thể đã vi phạm hợp đồng.
Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 4/10 Trên thị trường chứng khoán (TTCK), các cổ phiếu tăng nhẹ sau vài phiên chịu áp lực nặng nề từ những thông tin vĩ mô tiêu cực. Nhóm cổ phiếu dầu khí, phân bón, vật liệu xây dựng tăng khá mạnh trong bối cảnh giá dầu lên cao và giới đầu tư kỳ vọng vào các gói đầu tư cơ sở hạ tầng. Kết thúc phiên sáng, VN-Index phiên sáng nay tăng 6,5 điểm (0,49%) lên 1.342,39 điểm. Toàn sàn có 219 mã tăng, 172 mã giảm và 44 mã đứng giá. HNX-Index tăng 1,22 điểm (0,34%) lên 357,71 điểm. Toàn sàn có 113 mã tăng, 92 mã giảm và 56 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,05 điểm (0,05%) xuống 95,93 điểm. Theo VDSC, diễn biến của VN-Index có tranh chấp nhưng nhìn chung đang theo hướng suy yếu. Thanh khoản khớp lệnh tăng so với các phiên trước và gần đạt mức trung bình 50 phiên, cho thấy áp lực bán đang gia tăng. Với tín hiệu suy yếu hiện tại, có khả năng VN-Index sẽ lùi bước về vùng quanh 1.325 điểm để kiểm tra lại dòng tiền hỗ trợ. Mặc dù tín hiệu suy yếu chưa mạnh và chưa được xác nhận nhưng yếu tố rủi ro bất ổn đang gia tăng nên nhà đầu tư cần thận trọng cho đến khi có tín hiệu hỗ trợ đủ tốt. Tạm thời nên cơ cấu danh mục theo hướng hạ dần tỷ trọng, đặc biệt là những cổ phiếu đang gây áp lực rủi ro cho danh mục, để bảo toàn thành quả. YSVN cho rằng, tThị trường có thể sẽ tiếp tục đi ngang trong các phiên giao dịch đầu tuần. Đồng thời, thị trường có thể sẽ sớm kết thúc giai đoạn đi ngang trong một vài phiên tới. Điểm tích cực là dòng tiền có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu cho thấy dòng tiền chưa có dấu hiệu rút ra khỏi thị trường mà chủ yếu dịch chuyển giữa các nhóm cổ phiếu. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn vẫn trong vùng bi quan và hồi phục nhẹ cho nên chiến lược phù hợp ngắn hạn là nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức hiện tại. Chốt phiên chiều 1/10, chỉ số VN-Index giảm 7,17 điểm xuống 1.334,89 điểm. HNX-Index giảm 0,84 điểm xuống 356,49 điểm. Upcom-Index giảm 0,58 điểm xuống 95,98 điểm. Thanh khoản giảm mạnh xuống còn 27,6 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn. Riêng sàn HOSE đạt hơn 23,3 nghìn tỷ đồng. V. Hà Trận thử sức chưa từng có, đại gia Nam Định ghi dấu ấn 4 tỷ USDMặc dù trải qua thử sức chưa từng có với 70% số cửa hàng phải chuyển sang bán hàng trực tuyến nhưng doanh nghiệp của ông Nguyễn Đức Tài vẫn ghi nhận lợi nhuận khá trong tháng 8 và cổ phiếu lên đỉnh lịch sử. |