您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【kết quả 7 chấm net】Hội nghị thượng đỉnh G7: Tìm kiếm giải pháp cho thách thức toàn cầu

Ngoại Hạng Anh24人已围观

简介Các nhà lãnh đạo G7 tới thăm đền Ise Jingu, ngôi đền lớn nhất Nhật Bản, trước lễ khai mạc Hội nghị t ...

hoi nghi thuong dinh g7 tim kiem giai phap cho thach thuc toan cau

Các nhà lãnh đạo G7 tới thăm đền Ise Jingu,ộinghịthượngđỉnhGTìmkiếmgiảiphápchotháchthứctoàncầkết quả 7 chấm net ngôi đền lớn nhất Nhật Bản, trước lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh G7.

Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo cùng thảo luận các khía cạnh của nền kinh tế thế giới, các cam kết liên quan để củng cố hơn nữa chính sách kinh tế, bao gồm cả các biện pháp về cơ cấu, tiền tệ và tài chính, nhằm đối phó với tình trạng kinh tế ngày càng bấp bênh trầm trọng. Các nhà lãnh đạo G7 cũng nhấn mạnh tới khoảng cách giữa nhu cầu và nguồn cung trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời tìm cách thúc đẩy các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng. Các bên cũng thảo luận những cam kết đầu tư nhằm đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng bền vững như tăng trưởng xanh, năng lượng sạch và nền kinh tế số.

Giới quan sát cho rằng các nước thành viên G7 nhiều khả năng ủng hộ mạnh mẽ các hoạt động thương mại tự do, coi đây là công cụ hiệu quả để thúc đẩy việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời kêu gọi củng cố hơn nữa hệ thống thương mại đa phương dựa trên các nguyên tắc đã đề ra và củng cố các chức năng của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hội nghị cũng đề cập nguy cơ dư thừa nguồn cung hàng hóa trên thế giới.

Dựa trên các cam kết đã có của Nhóm các nền kinh tế phát triển năng động nhất (G20) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các nhà lãnh đạo G7 dự kiến kêu gọi những hành động cụ thể hơn trên mặt trận minh bạch thuế, để khôi phục lòng tin của dư luận đối với hệ thống thuế trên toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng người di cư, được đánh giá là tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, cũng là vấn đề nóng tại diễn dàn G7 lần này. Các nhà lãnh đạo kêu gọi các quốc gia cùng chung tay giải quyết tình trạng này, cụ thể như tăng cường hỗ trợ và giúp đỡ người di cư ổn định cuộc sống. Ủy ban châu Âu đã đề ra những biện pháp trung và dài hạn để đối phó với cuộc khủng hoảng di cư. Chương trình nghị sự của ủy ban này có sự kết hợp của cả các chính sách đối nội và đối ngoại, tận dụng tối đa các cơ quan, các quốc gia thành viên và các thể chế trong khối, thu hút sự tham gia của các xã hội dân sự, chính quyền địa phương và đối tác ngoài Liên minh châu Âu.

Trong hai ngày hội nghị, các nhà lãnh đạo cũng trao đổi quan điểm và tìm kiếm đồng thuận về những thách thức chính sách đối ngoại nghiêm trọng nhất như cuộc khủng hoảng tại Ukraine, cuộc chiến tại Syria, tình hình Iran, Libya, bối cảnh an ninh trên bán đảo Triều Tiên, cũng như vấn đề Biển Đông và biển Hoa Đông.

Bên cạnh những cam kết đã đưa ra năm ngoái nhằm đẩy mạnh và phối hợp chặt chẽ hơn trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, các nhà lãnh đạo G7 năm nay dự kiến sẽ nỗ lực hơn nữa để chặn đứng nguồn cung tài chính cho các tổ chức khủng bố, hạn chế việc chiêu mộ tân binh nước ngoài, tăng cường hỗ trợ cả về vật chất và huấn luyện cho các quốc gia trong cuộc chiến này.

Một trong những vấn đề toàn cầu nóng nhất hiện nay là chống biến đổi khí hậu, và đây cũng là nội dung được các nhà lãnh đạo G7 đề cập ở Ise-Shima. Không chỉ thảo luận về các nỗ lực của cộng đồng quốc tế, dựa trên những kết quả đã đạt được ở Hội nghị khí hậu COP21 tại Paris tháng 12-2015, các bên cùng nêu bật các vấn đề chính sách năng lượng trong bối cảnh an ninh năng lượng ngày càng cấp bách.

Bên cạnh đó, lãnh đạo G7 cũng thảo luận các vấn đề y tế thế giới, như kiềm chế dịch bệnh truyền nhiễm, củng cố năng lực đối phó với các đại dịch nghiêm trọng như Ebola, Zika, đảm bảo các dịch vụ chăm sóc sức khỏe suốt đời... Với những thành tựu đã đạt được tại hội nghị năm ngoái, hội nghị lần này cũng tiếp tục đề cập những nội dung quan trọng như bình đẳng giới và quyền phụ nữ.

Vai trò chủ trì Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ được bàn giao cho Italia vào năm 2017, sau đó lần lượt là Canada, Pháp, Mỹ và Anh.

Tags:

相关文章