Tuy không phải là địa phương bị ảnh hưởng nặng bởi đợt xâm nhập mặn diễn ra trong thời điểm Tết Nguyên đán vừa qua,ủđộngứngphxmnhậpmặkeo nhà cai.com nhưng nồng độ mặn ở thời điểm cao nhất khoảng 0,9‰, đã khiến không ít nông dân ở huyện Phụng Hiệp lo lắng. Chính vì thế, công tác theo dõi, ứng phó xâm nhập mặn đang được người dân và chính quyền nơi đây đặc biệt quan tâm. Đợt xâm nhập mặn vừa qua đã làm cho một số rẫy mía bị chựng lại. Đợt xâm nhập mặn vừa qua, Phụng Hiệp bị ảnh hưởng từ thời điểm 29 đến mùng 4 tết Bính Thân, nước mặn đổ theo hướng từ Ngã Bảy vào kênh xáng Quản lộ Phụng Hiệp về Phương Phú. Nồng độ mặn đo được vào ngày mùng 4 tết (thời điểm mặn diễn ra cao nhất) tại UBND xã Phương Phú là 0,9‰, sau đó giảm dần. Là địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất trong hai đợt mặn thời gian qua, hiện nay, xã Phương Phú đã lên kế hoạch xuống 24 đập thời vụ tại các đầu kênh khi nồng độ mặn đo được 2%o, để khép kín gần 1.500ha đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Ngoài ra, các cống với trạm bơm được tỉnh đầu tư thời gian qua, hiện đang được mở trữ nước ngọt phục vụ sản xuất với diện tích gần 1.000ha, khi có thông báo mặn sẽ được đóng kín lại. Ông Lê Văn Huấn, Phó Chủ tịch UBND xã Phương Phú, cho hay: “Năm rồi, nước mặn xâm nhập theo hướng Ngã Năm lên Trà Lồng rồi mới lên Phương Phú, còn đợt mặn vừa qua, nước mặn xâm nhập theo hướng Ngã Bảy. Nếu trong một đêm, thủy triều lớn thì mặn sẽ xâm nhập toàn bộ địa bàn xã Phương Phú. Chính vì thế, để bảo vệ hàng ngàn héc-ta cây ăn trái, địa phương luôn trong tình trạng cảnh giác cao, chuẩn bị mọi công tác sẵn sàng cho việc ứng phó xâm nhập mặn”. Cũng theo ông Huấn, để người dân kịp thời nắm rõ tình hình của xâm nhập mặn, cứ đều đặn 17 giờ là người dân lại được cập nhật thông tin hạn mặn qua hệ thống phát thanh của xã, để từ đó người dân có thể chủ động hơn trong công tác ứng phó. Hiện tại, ông Dương Văn Sùng, ở ấp Tân Phú B2, xã Tân Phước Hưng, không khỏi lo lắng vì đợt xâm nhập mặn bất ngờ đổ về xã theo hướng kênh xáng Quản lộ Phụng Hiệp vào dịp Tết Nguyên đán vừa qua. Tuy 10 công mía của gia đình không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng cây mía cũng có dấu hiệu chựng lại, chính vì thế mà công tác phòng xâm nhập mặn hiện được gia đình quan tâm hơn bao giờ hết. Hiện tại, diện tích mía của ông Sùng được gia đình chuẩn bị các đập thời vụ, sẵn sàng ứng phó khi có thông báo nước mặn đổ về. Ông Sùng cho biết: “Lâu lắm rồi ở đây không xảy ra xâm nhập mặn, chính vì thế người dân cũng không phòng bị gì. Nhưng đợt mặn về ngay trong thời điểm tết vừa qua thì giờ đây ai cũng trong tinh thần cảnh giác. Mặc dù có đê bao hoàn chỉnh, nhưng ở mỗi diện tích riêng lẻ, người dân cũng chủ động để tự ứng phó nếu có mặn xảy ra”. Ông Nguyễn Thế Tự, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, cho biết: Khi mặn đạt ngưỡng 2%o thì cây trồng mới bắt đầu chết. Tuy nhiên, không vì thế mà công tác ứng phó xâm nhập mặn ở Phụng Hiệp được xem nhẹ. Để cập nhật thông tin về xâm nhập mặn, ngành nông nghiệp huyện đã cử cán bộ thường xuyên xuống nắm địa bàn. Hiện nay, huyện vẫn chưa có thiết bị đo nồng độ mặn, nhưng huyện cũng tranh thủ sự giúp đỡ của ngành nông nghiệp tỉnh để thường xuyên cập nhật nồng độ mặn thông báo đến người dân để có hướng ứng phó kịp thời. “Trước tình trạng mặn xâm nhập sớm với nồng độ vượt ngưỡng cho phép xuất hiện ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, ngoài công tác ứng phó đang được ngành chức năng lẫn chính quyền địa phương triển khai thực hiện thì sự chủ động của mỗi người dân là rất quan trọng. Hiện nay, do nguồn kinh phí của huyện còn hạn chế, các địa phương cần tập trung bám sát địa bàn, vận động người dân chủ động ứng phó bằng cách xây dựng các đập thời vụ bằng bể bạt để không cho nước mặn tràn vào các diện tích đất sản xuất. Phấn đấu không để nước mặn làm thiệt hại đến diện tích đất sản xuất, nhất là các vườn cây ăn trái có giá trị kinh tế cao”, ông Nguyễn Văn Lẫy, Bí thư Huyện ủy Phụng Hiệp, nhấn mạnh. Bài, ảnh: THANH TRÚC |