当前位置:首页 > Cúp C1

【dự đoán bayern】Dạy trẻ khiếm thị bằng trái tim yêu thương

 Cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Quỳnh đang hướng dẫn các em học chữ braille

Quỳnh sinh năm 1976, trở thành giáo viên dạy chữ braille cho học sinh khiếm thị ở Trung tâm Giáo dục - Hướng nghiệp (GD-HN) trẻ em mù như một cơ duyên. Quỳnh kể: Năm 1998, tôi học chuyên ngành kế toán, nhưng khi nhận được lời mời về dạy chữ cho trẻ khiếm thị tôi lại đồng ý ngay. Sau đó, tôi học tiếp Sư phạm Khoa Giáo dục tiểu học cũng như  bổ túc các chương trình dạy học cho học sinh mù và trở thành giáo viên duy nhất ở trung tâm dạy chữ braille.

Nhớ 20 năm về trước, khi ấy chưa có một Trung tâm GD- HN trẻ em mù đàng hoàng như bây giờ, Quỳnh là cô giáo nhưng làm đủ việc. Cô vừa đến từng nhà để vận động phụ huynh đưa con đến trường, vừa nhân bản sách giáo khoa khi suốt một thời gian dài các em không có sách  để học. Xa vòng tay yêu thương của cha mẹ từ rất sớm, trẻ khiếm thị ở trung tâm không đơn độc khi có những bàn tay ấm áp của những giáo viên như Quỳnh. Chăm sóc các em khi đau ốm, làm bạn khi các em bước vào tuổi dậy thì; yêu thương, chia sẻ khi các em gặp biến cố, khó khăn trong cuộc sống. Thế nên, trong mắt bọn trẻ Quỳnh không đơn thuần là dạy chữ, mà là người bạn, người mẹ luôn yêu thương, chia sẻ khi các em cần.

Kể chuyện về Quỳnh thì nhiều lắm bởi đa phần học sinh vào Trung tâm GD-HN trẻ em mù đều học cô Quỳnh. Nghĩa là, trước khi các em học hòa nhập ở các trường phổ thông, Quỳnh phải dạy cho các em chương trình từ lớp 1 đến lớp 3. Chữ braille là loại chữ nổi dành cho người mù được viết ngược, đọc xuôi. Người học dùng “ngòi viết” là một thỏi sắt nhọn đâm xuống miếng giấy được lót sẵn vào tấm bảng nhựa có lỗ. Viết xong, các học viên cầm trang giấy lên lật ngược lại rồi mò mẫm đọc bài bằng cảm giác từ các đầu ngón tay của mình. Ngay dạy cho các em cách cầm bút đôi khi cũng mất hàng giờ.Với Quỳnh, khó khăn khi dạy chữ cho học sinh khiếm thị chính là các em ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhận thức không đồng đều, có em học nhanh thì tâm khoảng 2 tháng đã đoc thông, viết thạo chữ brale nhưng có em cũng lên đến 2 năm.

Tôi biết, trẻ khiếm thị không chỉ bị các vấn đề về mắt mà còn có các tật về vận động, nhận thức, thính giác, thậm chí là cả chứng bệnh tự kỷ. Các em có những tính cách khác nhau, ngay cả trình độ tư duy, nhận biết cũng rất khác nhau. Có khi giờ học môn toán thì các em lại thích môn văn, tự ý ra ngoài vì buồn ngủ, hoặc không làm theo hướng dẫn của giáo viên. Quỳnh phải giúp các em sử dụng tối đa các chức năng còn lại để kích thích việc học hành, giúp trẻ phát triển tư duy và khả năng sáng tạo như những trẻ bình thường khác. Thế nên, suốt ngày tiếng bọn trẻ gọi Quỳnh cứ râm ran góc lớp.

Khó khăn nhất của cô giáo như Quỳnh khi dạy chữ braille là thiếu sách giáo khoa tronng Chương trình GDPT mới. Các em chủ yếu học thông qua việc giảng dạy , tóm lược kiến thức của cô giáo khi lên lớp. Trong khi đó, số lượng sách chữ nổi hiện nay trên thị trường hầu như không có, chỉ một số trường chuyên biệt có quy mô học sinh lớn mới chuyển đổi được phục vụ cho học sinh của mình. Trong khi đó chương trình GDPT 2018 sử dụng rất nhiều hình ảnh, đối với học sinh khiếm thị, việc chọn hình ảnh để chuyển sang hình nổi rất quan trọng vì giúp học sinh tiếp thu bài được tốt hơn.

Lương tiền thấp, công việc không lúc nào hết, song những giáo viên như Quỳnh không có ý định rời xa các em. Quỳnh được tuyên dương, tặng bằng khen ở các cấp. Nhưng với cô, vui  hơn khi được chứng kiến 24 học sinh khiếm thị đã  tốt nghiệp đại học, cao đẳng và hàng chục em ra đời có nghề nghiệp ổn định. Quỳnh bảo, mỗi ngày đến lớp với cô một niềm vui. Tôi yêu tiếng lóc cóc cần mẫn của bọn trẻ khi viết bằng chữ braille và mừng lắm khi các em đọc thông, viết thạo. Hạnh phúc của tôi cũng rất đỗi bình thường khi được cùng chơi với các em trước sân trường khi trời nắng ấm.

分享到: