当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【kết quả levante】Việt Nam khuyến khích DN tham gia phát hành trái phiếu

【kết quả levante】Việt Nam khuyến khích DN tham gia phát hành trái phiếu

2025-01-25 20:07:14 [Cúp C1] 来源:88Point

viet nam khuyen khich dn tham gia phat hanh trai phieu

Quang cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Tài chính (Vụ Hợp tác quốc tế,ệtNamkhuyếnkhíchDNthamgiapháthànhtráiphiếkết quả levante Vụ Tài chính ngân hàng, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam...), Bộ Kế hoạch- Đầu tư và các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, DN tư nhân có dự án tốt, có nhu cầu về vốn và quan tâm đến hoạt động bảo lãnh phát hành trái phiếu.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Nguyễn Bá Toàn cho rằng, thông qua bảo lãnh của CGIF, các DN phát hành trái phiếu sẽ được tăng cường hệ số tín nhiệm, từ đó góp phần giảm chi phí phát hành và tạo điều kiện cho các DN dễ dàng tiếp cận với thị trường trái phiếu khu vực, đặc biệt là huy động vốn trên thị trường quốc tế.

Tổng Giám đốc điều hành Quỹ CGIF Kiyoshi Nishimura đã đưa ra 4 tiêu chuẩn xét bảo lãnh cho các DN như: DN thuộc trong nhóm nước ASEAN+3; Hồ sơ tín dụng để CGIF chấp thuận xem xét, trong đó dựa vào các chỉ số hoạt động của DN, xếp hạng tín nhiệm đầu tư...; Không thuộc danh sách bị cấm hoạt động như sản xuất vũ khí, đồ uống có cồn, thuốc lá, cờ bạc...; Đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và an toàn xã hội của CGIF.

Quỹ Bảo lãnh tín dụng đầu tư ASEAN+3 (CGIF) được hình thành theo sáng kiến của các Bộ trưởng Tài chính ASEAN + 3 với mục đích cung cấp các hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các DN có nhu cầu phát hành trái phiếu trong khu vực. CGIF hoạt động dưới hình thức Quỹ tín thác do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) quản lý và duy trì mức hệ số tín nhiệm AA.

Những giao dịch sẽ được Quỹ hỗ trợ như: Giao dịch biên giới; Tổ chức lần đầu phát hành trên thị trường trái phiếu nội địa; Mở rộng kỳ hạn; Miễn trừ hạn mức áp dụng đối với người đi vay duy nhất và Phát hành trái phiếu hướng tới các nhà đầu tư nước ngoài, những người muốn đầu tư tiền tệ. Tuy nhiên, Quỹ CGIF cũng khống chế mức trần cho một giao dịch bảo lãnh; theo đó, mức trần quốc gia là 140 triệu USD, mức trần theo đồng tiền là 280 triệu USD, với kỳ hạn từ 10 năm trở xuống. Việc phát hành có mệnh giá bằng ngoại tệ sẽ yêu cầu thêm hoạt động bảo hiểm rủi ro thông thường hoặc bảo hiểm rủi ro tài chính.

Về quy trình DN nộp hồ sơ xin bảo lãnh gồm có 3 bước: Bước 1 là đánh giá sơ bộ (DN nộp gói thông tin sơ bộ cho CGIF để trên cơ sở đó để đánh giá các tiêu chí đủ điều kiện); Bước 2 là DN chính thức nộp hồ sơ; Bước 3 là đánh giá với trách nhiệm cao nhất và phê duyệt. Tổng Giám đốc điều hành Kiyoshi Nishimura cho biết, với những DN có mức tín nhiệm đầu tư cao, số vốn thanh khoản và vốn khả dụng lớn để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ thì thời gian xem xét cấp bảo lãnh chỉ khoảng 3 tuần.

Đánh giá về thị trường trái phiếu DN của Việt Nam, đại diện Vụ Tài chính Ngân hàng (Bộ Tài chính) TS. Đỗ Việt Dũng cho rằng, Việt Nam đang có nhiều tiềm năng để phát triển bởi với sự hỗ trợ tích cực từ phía Chính phủ cũng như sự tham gia mạnh mẽ của các Quỹ tín dụng và đầu tư nước ngoài như Quỹ CGIF. Hiện nay khung pháp lý cho hoạt động phát hành trái phiếu DN đã được Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ (Nghị định 90/2011/NĐ-CP ngày 14-10-2011 quy định về phát hành trái phiếu DN, Thông tư 211/2012/TT-BTC hướng dẫn một số điều Nghị định 90).

Trái phiếu DN đang trở thành một kênh dẫn vốn ngày càng quan trọng đối với các DN, bên cạnh kênh tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, số lượng DN và lượng vốn huy động từ thị trường trái phiếu DN còn hạn chế, các DN huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chủ yếu là các DN lớn trong nền kinh tế; sản phẩm thị trường còn đơn giản, chưa có đường cong lãi suất làm căn cứ định giá...

Tại Hội thảo, hầu hết ý kiến của các đại biểu đều quan tâm đến Quỹ CGIF như: Cơ chế hỗ trợ DN tham gia, mức phí bảo lãnh, đồng tiền sử dụng phát hành trái phiếu DN ra thị trường ASEAN+3... đến các chính sách khuyến khích từ phía cơ quan quản lý Nhà nước.

Tất cả những chia sẻ trên đều được lãnh đạo Bộ Tài chính, Quỹ CGIF giải đáp thoả đáng và hy vọng các DN tranh thủ lợi ích tham gia Quỹ CGIF để có nguồn vốn ổn định mở rộng mạng lưới, phát triển sản xuất kinh doanh. Về phía Bộ Tài chính cam kết sẽ chủ động hỗ trợ DN từ chính sách đến việc tiếp cận các Quỹ tín dụng nhằm phát triển thị trường trái phiếu bền vững và an toàn.

Hằng Vân

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读