88Point88Point

【bxh bd đuc】Tăng cường thanh, kiểm tra để chủ trương áp trần giá sữa thành công

tang cuong thanh kiem tra de chu truong ap tran gia sua thanh cong

Thưa ông, dưới lăng kính chuyên môn về công tác thẩm định giá bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ông nghĩ sao về giá sữa hiện nay?

Sữa cho trẻ dưới 6 tuổi là mặt hàng thiết yếu liên quan tới toàn xã hội, phục vụ cho sự phát triển của nòi giống Việt Nam với mục đích tạo ra thế hệ sau này ngày càng có thể trạng tốt, trí tuệ thông minh cho yêu cầu phát triển đất nước. Cho nên người dân rất quan tâm đến giá sữa. Từ khi tôi là Trưởng ban Vật giá Chính phủ, tôi đã giữ quan điểm chúng ta phải quan tâm, điều hành để không tạo ra đầu cơ, lũng đoạn giá sữa, xâm phạm đến lợi ích của người tiêu dùng. Một điều rất không tốt, thậm chí đáng xấu hổ là kinh doanh mặt hàng sữa cho trẻ em mà lại sử dụng giá như là một công cụ để phục vụ lợi ích không chính đáng của người kinh doanh, để làm giàu bất chính. Như vậy là “ăn trên lưng” các trẻ em. Đó là những vấn đề an sinh xã hội rất quan trọng mà Đảng và Nhà nước quan tâm.

Từ Pháp lệnh Giá cho đến Luật Giá, đã nhấn mạnh mục đầu tiên điều tiết giá cả của Nhà nước là bình ổn giá. Một thời ta ngộ nhận kinh tế thị trường là buông hết cho thị trường điều tiết là sai lệch. Thế giới cũng không có chuyện đó. Ở nước ta kinh tế thị trường định hướng XHCN nên càng phải làm tốt điều này. Điều tiết của Nhà nước ở đây, đầu tiên là bình ổn giá. Đây là một khái niệm rất đúng đắn của kinh tế thị trường. Chúng ta không dùng khái niệm ổn định giá như dưới thời bao cấp. Ổn định giá là cứng nhắc, máy móc, còn bình ổn giá rất linh hoạt.

Ông có thể nói rõ thêm sự linh hoạt trong điều hành để bình ổn giá sữa mà không phương hại đến lợi ích của các bên liên quan, đặc biệt quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng?

Tôi cho rằng, đối với giá sữa, giải pháp bình ổn giá là hết sức cần thiết. Trong đó, chúng ta phải đảm bảo cho người sản xuất kinh doanh sữa có lợi ích đúng mức, chính đáng, nhưng chúng ta cương quyết không để họ lợi dụng nhu cầu thiết yếu này để đầu cơ, trục lợi.

Nhiều gia đình có con nhỏ cho biết dù doanh nghiệp nâng giá sữa nhiều lần trong năm, nhưng vẫn phải mua. Như vậy, nếu Nhà nước không can thiệp, phó mặc cho thị trường thì ai bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Người tiêu dùng ở trong thế bắt buộc phải mua, mà người kinh doanh sữa muốn đưa giá nào cũng được thì không thể chấp nhận. Cho nên tôi thấy rằng, chúng ta phải can thiệp, không quy định giá cụ thể nhưng phải đưa ra giá trần. Tất nhiên, giá trần đó đảm bảo lợi ích của cả người kinh doanh nhưng cũng phải đảm bảo lợi ích người tiêu dùng. Nhà nước không quy định giá cụ thể có nghĩa là vẫn tạo điều kiện cho DN, tôn trọng cạnh tranh nhưng đúng đắn, đúng mức chứ không phải sự cạnh tranh bất kể hậu quả ra sao.

Do đó, việc áp giá trần với giá sữa là cần thiết và đó là biện pháp Nhà nước cần làm và phải làm. Quyết định đó đúng với Luật Giá hiện hành, tức là trách nhiệm của Nhà nước với bình ổn giá.

Có ý kiến cho rằng, tìm thấy sự bất cập trong điều hành giá hiện nay sẽ giúp quản lý hiệu quả hơn mặt hàng thiết yếu cho khoảng 10 triệu trẻ em hiện nay. Ông nghĩ sao về điều này?

Kinh nghiệm mấy chục năm quản lý điều hành giá cả, tôi thấy rất rõ, bao giờ nguyên cơ tăng giá cũng được DN đưa ra là chi phí không đủ, do tỷ giá tăng, giá thế giới tăng... để tăng giá. Nhưng khi tỷ giá, giá thế giới giảm thì tôi không thấy DN nào hạ giá sản phẩm. Đó là điều đáng chú ý, chưa kể tâm lý “té nước theo mưa”.

Nhưng lâu nay tôi cảm thấy trong quản lý nhà nước việc đề ra cơ chế chính sách là cần thiết nhưng khâu giám sát, kiểm tra, thực hiện và xử lý cương quyết thì chưa đủ mạnh.

Trước đây Pháp lệnh Giá ra đời, lúc đó lần đầu tiên chúng ta công nhận quyền được tự định giá sản phẩm của các DN, nhưng chưa quy định việc kiểm tra yếu tố hình thành giá. Đến Luật Giá, chúng ta vẫn tiếp tục tôn trọng quyền tự định giá sản phẩm của các DN, nhưng đã bổ sung quy định nhà nước phải kiểm tra yếu tố hình thành giá. Luật đã quy định, chúng ta phải quyết tâm thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ, nếu không làm thì vẫn sẽ như vậy mà thôi!

Ông đánh giá như thế nào về chủ trương áp trần giá sữa, một biện pháp mạnh được Bộ Tài chính lần đầu tiên đề xuất thực hiện?

Đáng nhẽ chúng ta phải thực hiện biện pháp này sớm hơn, nhưng bây giờ vẫn chưa muộn để lập lại trật tự. Nếu chúng ta không mạnh tay thì tình hình vẫn như thế thôi, kiểm tra xong, xử phạt rồi DN vẫn tiếp tục vi phạm.

Tôi rất hoan nghênh Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có quyết sách mạnh mẽ như vậy. Có như vậy, chúng ta mới đảm bảo cạnh tranh đúng đắn, cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế thị trường.

Chủ trương này nhận được sự đồng tình lớn của dư luận, tuy nhiên cũng đặt ra không ít khó khăn. Với kinh nghiệm của người làm công tác quản lý giá lâu năm, ông có thể nhận định về những khó khăn chúng ta gặp phải trong quá trình triển khai, thưa ông?

Tất nhiên quá trình thực hiện chủ trương này chúng ta sẽ gặp không ít khó khăn, vì trước đây DN kinh doanh sữa được tự do một thời gian dài, nâng giá kiếm lời, nhưng nay đưa vào khuôn khổ thì không tránh khỏi phản ứng. Nhưng chủ trương này nhận được đồng thuận rất lớn từ xã hội. Do đó, sau khi Quyết định được ban hành, tôi đề nghị phải tăng cường thanh tra, kiểm tra và công khai, minh bạch, xử lý nghiêm minh các DN vi phạm… điều đó sẽ quyết định thành công của chủ trương này.

Xin cảm ơn ông!

赞(52)
未经允许不得转载:>88Point » 【bxh bd đuc】Tăng cường thanh, kiểm tra để chủ trương áp trần giá sữa thành công