Sản phẩm đang được nhiều nhà đầu tư chờ đợi
Việc đặt lệnh giao dịch mua,ứngquyềncóbảođảkq hang 2 han quoc bán chứng quyền được thực hiện tương tự như giao dịch cổ phiếu. Những nhà đầu tư đã có tài khoản giao dịch cổ phiếu thông thường sẽ được sử dụng tài khoản này để giao dịch chứng quyền. Riêng đối với nhà đầu tư mới sẽ cần mở tài khoản tại công ty chứng khoán thành viên của HoSE và thực hiện đặt lệnh giao dịch chứng quyền. Thời gian giao dịch, phương thức giao dịch, các loại lệnh áp dụng cho chứng quyền tương tự như cổ phiếu. Sau khi sở hữu CW, nhà đầu tư có quyền bán lại CW thông qua hệ thống giao dịch của Sở GDCK hoặc nắm giữ đến ngày đáo hạn. |
Đây được xem là một tín hiệu tốt đối với thị trường chứng khoán Việt Nam khi mà suốt một thời gian dài, thị trường chỉ có ba sản phẩm truyền thống là cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ.
Cũng theo MBS, sản phẩm này có cách thức giao dịch giống như cổ phiếu và không bị hạn chế bởi tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài, nên hứa hẹn sẽ đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư.
CW được cấu trúc như một sản phẩm phái sinh và có tính đòn bẩy, phí giao dịch thấp, vòng đời ngắn hạn, khá phù hợp đối với nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán Việt Nam - nơi mà nhà đầu tư cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn.
Ông Nguyễn Tuấn Cường, Giám đốc cấu trúc sản phẩm của Công ty Cổ phần chứng khoán VNDIRECT cho biết, với chi phí ban đầu mua CW chỉ bằng một phần rất nhỏ (khoảng 10% so với giá trị của cổ phiếu cơ sở), nhà đầu tư có thể đạt được mức biến động giá tương đương như đầu tư vào chính cổ phiếu cơ sở đó và tính chất đòn bẩy sẽ làm gia tăng suất sinh lợi cho nhà đầu tư. Như vậy, trong suốt thời hạn chứng quyền có hiệu lực, trường hợp giá cổ phiếu cơ sở biến động đúng như dự đoán, nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận rất lớn so với khoản chi phí đầu tư ban đầu.
Nhưng, như một tính chất song hành, sản phẩm có tính đòn bẩy cao sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro. Ngoài việc khuếch đại lợi nhuận, tính đòn bẩy của CW cũng có thể khuếch đại mức độ tổn thất khi giá của cổ phiếu cơ sở biến động ngược với dự đoán của nhà đầu tư. Giá của chứng quyền sẽ biến động nhanh đối với các thông tin tốt, xấu của cổ phiếu cơ sở, theo đó, mức sinh lời, rủi ro đối với CW cũng cao hơn.
Theo ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), vòng đời của CW là luôn có giới hạn (tối thiểu 3 tháng và tối đa 2 năm kể từ ngày phát hành). Tại thời điểm đáo hạn của CW, chỉ có những CW ở trạng thái có lãi mới được thực hiện quyền. Những CW ở trạng thái khác sẽ vô giá trị và nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ số tiền đã bỏ ra để mua CW ban đầu.
Ngoài ra, việc đánh giá sức khỏe tài chính, tình hình hoạt động của tổ chức phát hành chứng quyền cũng là một yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư cần lưu ý…
CW - công cụ quản lý rủi ro với chi phí hiệu quả
Sản phẩm CW sẽ sớm được triển khai trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) trong năm 2018, với 5 công ty chứng khoán tham gia phát hành và 23 cổ phiếu.
Nhằm hạn chế rủi ro cho tổ chức phát hành và bảo vệ Nhà đầu tư, HoSE cho biết, cơ quan quản lý Nhà nước đã ban hành nhiều quy định để đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả.
Cũng theo quy định hiện hành, phòng ngừa rủi ro là nghĩa vụ bắt buộc của tổ chức phát hành CW. Trong suốt thời gian CW có hiệu lực, hàng ngày tổ chức phát hành CW phải thực hiện mua, bán cổ phiếu cơ sở theo phương án phòng ngừa rủi ro đã được trình bày trong bản cáo bạch. Việc phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho nhà đầu tư khi chứng quyền đáo hạn. Hoạt động này được giám sát chặt chẽ bởi Sở Giao dịch chứng khoán thông qua chế độ báo cáo hàng ngày.
Đồng thời, để hạn chế việc thao túng giá cổ phiếu cơ sở vào ngày giao dịch cuối cùng, giá cổ phiếu cơ sở để xác định việc thực hiện chứng quyền là bình quân giá đóng cửa của cổ phiếu cơ sở trong 5 ngày giao dịch liền trước ngày đáo hạn (không bao gồm ngày đáo hạn).
Ngoài ra, HoSE luôn chú trọng và tăng cường công tác giám sát chặt chẽ song hành giữa thị trường CW và thị trường cổ phiếu cơ sở nhằm theo dõi và phát hiện các biến động bất thường về giá, khối lượng giao dịch, xu hướng chuyển động giá chứng quyền và cổ phiếu cơ sở…
Ông Nguyễn Việt Đức, chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Công ty Cổ phần chứng khoán MB (MBS) cho biết: “Là một trong 5 công ty chứng khoán tham gia phát hành chứng quyền, hiện MBS làm việc chặt chẽ cùng UBCKNN, Sở GDCK TP. HCM và Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) để cùng giải quyết các hạn chế khi triển khai CW theo mô hình tại Việt Nam. Cụ thể như việc phải IPO trước khi niêm yết khiến cho quá trình từ lúc IPO đến lúc giao dịch là tương đối dài và tạo ra rủi ro cho cả công ty chứng khoán và nhà đầu tư. Dù đi theo chiến lược thận trọng khi triển khai sản phẩm mới, nhưng MBS cố gắng sẽ là một trong những công ty đầu tiên đưa sản phẩm CW ra thị trường…” – ông Đức nói.
Có thể nói, CW ngoài việc bổ sung đa dạng danh mục các sản phẩm đầu tư còn là công cụ quản lý rủi ro với chi phí hiệu quả. Do đó, việc hình thành các quy định, quy chế từ các cơ quan quản lý là điều cần thiết nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình vận hành sản phẩm mới đúng pháp luật, minh bạch, công khai và công bằng cho tổ chức phát hành, nhà đầu tư và các bên có liên quan.
Trong trường hợp tổ chức phát hành xảy ra rủi ro mất khả năng thanh toán, Thông tư 107/2016/TT-BTC quy định tài sản dùng để thanh toán cho người sở hữu chứng quyền bao gồm: Tài sản phòng ngừa rủi ro và các tài sản khác có trên tài khoản tự doanh; tài sản có trên tài khoản ký quỹ tại ngân hàng lưu ký hoặc bảo lãnh thanh toán (số tiền ký quỹ 50% tổng giá trị chứng quyền phát hành). Trường hợp tổ chức phát hành CW đã sử dụng hết số tài sản trên mà vẫn không đủ để thanh toán cho nhà đầu tư, người sở hữu CW sẽ trở thành chủ nợ có đảm bảo một phần đối với tổ chức phát hành... |