Tiến độ các dự án đường sắt đô thị cần được đẩy nhanh. Ảnh: Lương Bằng 4/6 dự án đường sắt đô thị chậm tiến độ Ngày 12-8,ềudựánđườngsắtđôthịampquotchậmtrễnghiêmtrọkèo bóng đá nhà cái hôm nay Ban Chỉ đạo Quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi đã có cuộc họp đánh giá tình hình thu hút sử dụng, quản lý vốn ODA. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư phục vụ cuộc họp cho thấy: Có 23 chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi trong Danh sách dự án chậm tiến độ năm 2015. Trong đó, có 14 dự án cần tiếp tục được giám sát thường xuyên, đặc biệt là các dự án đường sắt đô thị. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngoại trừ dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội và dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Suối Tiên tiến độ thực hiện đã có cải thiện, 4/6 dự án đường sắt đô thị đang triển khai tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều bị chậm trễ nghiêm trọng. “Đây đều là những dự án đầu tư có quy mô và vốn đầu tư lớn, nên việc kéo dài thời gian thực hiện sẽ đẩy chi phí thực hiện dự án lên rất cao, giảm hiệu quả đầu tư và gây lãng phí nguồn lực. Việc đưa ra giải pháp cụ thể để giải quyết vướng mắc cho các dự án đường sắt đô thị hiện đang yêu cầu bức thiết” – Bộ Kế hoạch và Đầu tư lưu ý. Ngày 16-7-2015 vừa qua, 4 Ngân hàng phát triển (ADB, AFD, KFW và JICA) đã có công thư gửi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề xuất việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp cao đối với các dự án đường sắt đô thị để giải quyết các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện của các dự án đường sắt đô thị đã triển khai và lập kế hoạch xây dựng các dự án đường sắt đô thị trong thời gian tới cho hiệu quả. Đối với các dự án đường sắt đô thị này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị thành lập Nhóm công tác liên ngành gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn Phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Giao thông vận tải, UBND TP. Hà Nội và UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp với các nhà tài trợ liên quan để xử lý vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai và thực hiện các dự án này. Năm 2015 vốn ODA có thể giảm một nửa so với 2013 Ngoài ra, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng giá trị các hiệp định ký kết có chiều hướng giảm kể từ năm 2013 đến nay. Khi Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình, nhiều quốc gia đã chấm dứt hoặc giảm cấp vốn ODA cho Việt Nam, kể cả những nước từng tài trợ nhiều nhất cho Việt Nam. Cụ thể tổng giá trị các hiệp định ký kết năm 2013 là 6,601 tỷ USD; năm 2014 là 4,379 tỷ USD; năm 2015 dự kiến giảm xuống còn 3,313 tỷ USD (trong đó 6 tháng đầu năm 2015 là 1,59 tỷ USD). Như vậy, vốn ODA cho Việt Nam năm 2015 có thể giảm một nửa so với năm 2013. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá: Đây là một xu thế chung hiện nay khi Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình thấp từ năm 2010 đồng thời phù hợp với chính sách huy động nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi đặt trọng tâm vào chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi để đảm bảo nợ công bền vững. Sau khi Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình, các nhà tài trợ song phương đã thay đổi chính sách viện trợ đối với Việt Nam theo hướng giảm dần hoặc chấm dứt viện trợ cho Việt Nam như Thụy Điển, Anh, Bỉ,... “Ngay Nhật Bản là nhà tài trợ song phương lớn cũng cắt giảm viện trợ không hoàn lại trong những năm gần đây” – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết. Trước tình hình này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: Các bộ, ngành và địa phương cần chú trọng đến việc lựa chọn các dự án ưu tiên, nâng cao chất lượng văn kiện dự án để đảm bảo hiệu quả đầu tư trong tình hình mới khi nguồn vốn vay ngày càng đắt đỏ. Trong viễn cảnh ODA không dồi dào như trước, tại bài tham luận gửi Hội nghị 20 năm ODA vừa diễn ra, TS Vũ Như Thăng, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) cho rằng: Cùng với nỗ lực sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn ODA, cần mở rộng mạnh mẽ việc thu hút các nguồn lực khác để phục vụ cho việc đầu tư phát triển của quốc gia như nguồn vốn vay kém ưu đãi hơn, nguồn vốn FDI, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hình thức hợp tác công - tư... “Tuy nhiên, cần kiểm soát và duy trì giới hạn nợ ở mức an toàn, bền vững, phù hợp với quy định và thông lệ quốc tế. Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài cần phải được thực hiện theo chiến lược thận trọng, thường xuyên cân nhắc và tính toán đến hiệu quả và khả năng trả nợ” – ông Vũ Như Thăng lưu ý. |