Thời gian qua,ướngmắctrongcngtcxửlviphạbóng đá lu bản pc việc triển khai Luật Xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh dần đi vào nề nếp, tuy nhiên quá trình thi hành cũng cho thấy một số quy định còn vướng mắc, khó khăn.
Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra hành chính tại một đơn vị kinh doanh.
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh tổ chức 29 cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (VPHC), có gần 5.866 lượt người tham dự. Quá trình triển khai pháp luật về xử lý VPHC cho thấy, số vụ việc vi phạm có xu hướng tăng do sự phát triển của đời sống xã hội, do tăng trưởng kinh tế và việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan chức năng.
Vi phạm hành chính ngày càng biểu hiện đa dạng trên các mặt, trong đó, các lĩnh vực giao thông, xây dựng, đất đai, an toàn vệ sinh thực phẩm có số vụ vi phạm tăng nhanh, phương thức vi phạm cũng ngày càng tinh vi. 10 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn tỉnh phát hiện hơn 23.845 vụ việc VPHC, trong đó, gần 22.663 vụ việc bị xử phạt. Có 247 đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính…
Bên cạnh đó, công tác xử phạt cũng được tiến hành nhanh gọn, dứt điểm. Trong tổng số 24.286 quyết định xử phạt VPHC đã ban hành có 22.960 quyết định đã được thi hành, đạt 94%. Một số quyết định chưa được thi hành chủ yếu do đối tượng có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc không có việc làm ổn định, bỏ địa phương đi làm ăn xa, không có tài sản để thực hiện cưỡng chế...
Tuy nhiên, quá trình triển khai cũng cho thấy một số khó khăn, vướng mắc. Đến nay, đội ngũ cán bộ phụ trách công tác xử lý VPHC trên địa bàn tỉnh chủ yếu kiêm nhiệm nên việc theo dõi thi hành pháp luật, tham mưu ban hành, phổ biến, tập huấn còn hạn chế. Toàn tỉnh hiện chỉ có 12 công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác xử lý VPHC. Nhiều cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chưa thành lập được phòng pháp chế; hầu hết các ngành không có cán bộ pháp chế chuyên trách.
Đặc biệt, một số quy định của Luật Xử lý VPHC chưa hợp lý. Cụ thể như quy định tại Điều 60 của luật về việc xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định mức độ xử phạt. Tuy nhiên, hiện vẫn còn gặp nhiều vướng mắc đối với các trường hợp tang vật vi phạm là hàng cấm hoặc hàng không có giá trị chuẩn trên thị trường như ngà voi, sừng tê giác, rượu giả,… để Hội đồng định giá có thể tham khảo, xác định, từ đó dẫn đến khó khăn trong quá trình xử lý vi phạm.
Bên cạnh đó, quy định tại Điều 70 về việc gửi quyết định thi hành xử phạt vi phạm hành chính hiện nay là 2 ngày. Tuy nhiên, thời hạn 2 ngày gửi quyết định để thi hành cũng khó có thể đảm bảo ở lĩnh vực giao thông, bởi số quyết định xử phạt nhiều, hầu hết người vi phạm là lái xe, nơi cư trú không ổn định, ít có mặt ở địa phương hoặc địa chỉ ghi trong giấy tờ khác địa chỉ nơi cư trú. Luật còn quy định không được tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chỉ khi VPHC thuộc trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề mới được tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Vì vậy, khi phạt tiền, không thể tạm giữ các giấy tờ nói trên để đảm bảo thi hành nên có tình trạng cố tình chây ì, trốn thi hành quyết định.
Ngoài ra, quy định tại Điều 129 về trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì phải được chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định. Quy định này gây khó cho công tác khám xét, vì để có được sự đồng ý của chủ tịch UBND cấp huyện thì thông thường phải mất nhiều thời gian, dẫn đến đối tượng có điều kiện tẩu tán tang vật, phương tiện vi phạm.
Có thể thấy, thời gian qua, việc triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng thực thi pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, nhanh gọn, phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, quá trình thi hành cũng cho thấy nhiều vướng mắc.
UBND tỉnh đã có kiến nghị Trung ương sớm điều chỉnh, xây dựng thể chế thống nhất trong xử lý VPHC; sớm ban hành quy chế liên ngành trong phối hợp, cung cấp thông tin; kiểm tra, xây dựng văn bản. Song song đó, kiến nghị kiện toàn nhân sự thực hiện công tác xử lý VPHC; đầu tư trang thiết bị, công cụ hỗ trợ công tác kiểm tra; ban hành tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật; xác định hình thức kỷ luật, xử lý vi phạm trong theo dõi thi hành pháp luật xử lý VPHC.…
ĐÌNH BẢO tổng hợp