【keo nha cai chau a】Thủ tướng: Không để văn bản pháp luật vừa xây dựng xong đã lạc hậu
Ngày 27/3,ủtướngKhôngđểvănbảnphápluậtvừaxâydựngxongđãlạchậkeo nha cai chau a Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3. Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung.
Về một số chính sách mới trong quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Công an cho biết, các chính sách được đề xuất đưa vào Nghị quyết chung của Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 tháng 5/2023 để thực hiện được ngay, trong thời gian sửa đổi, bổ sung Luật Xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Các thành viên Chính phủ nhất trí đề xuất Quốc hội cho phép nâng thời hạn thị thực điện tử (E-visa) từ không quá 30 ngày lên không quá 3 tháng, có giá trị một lần hoặc nhiều lần; cấp thị thực điện tử cho công dân của tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới và giao Chính phủ quyết định danh sách cụ thể các nước, vùng lãnh thổ; nâng thời hạn cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày.
Kiến nghị miễn thị thực đơn phương của Việt Nam cho công dân các nướcChính phủ sẽ kiến nghị lên Quốc hội để xem xét cấp thị thực điện tử cho công dân của tất cả các nước và vùng lãnh thổ.Các thành viên Chính phủ thống nhất đánh giá, đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam là rất cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh cho công dân Việt Nam và người nước ngoài.
Về dự án Luật Căn cước thay thế Luật Căn cước công dân năm 2014,các thành viên Chính phủ thảo luận sâu đối với các nội dung mới như việc cấp căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi, cho người gốc Việt Nam ở nước ngoài, tích hợp thông tin trên cơ sở dữ liệu…
Đối với các nội dung mới, cần nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, tham khảo có chọn lọc, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam; chuẩn bị tốt nguồn lực thực hiện để phục vụ thuận lợi tối đa cho người dân.
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, các nội dung của phiên họp đã được các cơ quan chuẩn bị kỹ, tiếp nối sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự tham gia, triển khai tích cực của các bộ, ngành, địa phương, thời gian qua với công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế.
Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao các bộ, ngành đã tích cực chuẩn bị, trình các dự án, đề nghị xây dựng luật; nghiêm túc tiếp thu, giải trình; tích cực thẩm định, thẩm tra kịp tiến độ trình Chính phủ; đánh giá cao ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sâu sát với tinh thần xây dựng cao của các thành viên Chính phủ và các đại biểu.
Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành chủ trì tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến của các thành viên Chính phủ, tiếp tục hoàn thiện các dự án luật, đề nghị xây dựng luật, dự thảo nghị quyết, bảo đảm tiến độ và nâng cao chất lượng....
Thủ tướng nhấn mạnh, việc xây dựng và hoàn thiện thể chế phải xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, không cầu toàn nhưng không nóng vội; những gì đã chín, đã rõ, có tính ổn định thì luật hóa; những gì chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn nghiên cứu thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần; đối với những vấn đề đang còn ý kiến khác nhau thì cố gắng tạo đồng thuận.
"Làm đến đâu chắc đến đó để luật pháp đi thẳng vào cuộc sống. Không để tình trạng văn bản pháp luật vừa xây dựng xong đã lạc hậu", Thủ tướng nêu rõ.
Lưu ý thêm một số nội dung, Thủ tướng đề nghị các quy định, thủ tục xuất nhập cảnh phải tạo thuận lợi cho người dân và du khách, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, hiện đại hóa, giảm phiền hà, phòng chống tiêu cực.
Theo Thủ tướng, công việc ngày càng nhiều khi thực tiễn diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng từ lâu, có những văn bản mới xây dựng nhưng thực tiễn đã vượt qua. Thủ tướng cho rằng, phải rà soát, bám sát thực tiễn, điều chỉnh kịp thời, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nút thắt, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, phù hợp điều kiện đất nước và tình hình từng giai đoạn.
Thủ tướng lưu ý, trước mắt, cần tập trung thực hiện xây dựng, hoàn thiện các đề nghị xây dựng luật trình Quốc hội xem xét thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh năm 2023 để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và các dự án, dự thảo văn bản trình Quốc hội xem xét cho ý kiến, thông qua tại kỳ họp thứ 5.
80 triệu căn cước đã cấp vẫn có giá trị khi mẫu mới được thông qua
Đại diện Trung tâm Dữ liệu dân cư quốc gia - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) lên tiếng về giá trị 80 triệu thẻ đã cấp thời gian qua nếu luật căn cước công dân được thông qua.相关文章
Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
Trao nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng, trong đó Agribank chi nhánh tỉnh Long An hỗ2025-01-09Thủ tướng tới Đại Liên, bắt đầu tham dự Hội nghị WEF và làm việc tại Trung Quốc
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Đại Liên, bắt đầu tham dự Hội nghị WEF và là2025-01-09Thu vượt dự toán dù miễn, giảm nhiều thuế, phí, công tác lập dự toán bị điểm danh
Ngân sách vẫn thu cao dù có nhiều chính sách miễn, giảm thu2025-01-09Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Việt Nam có triển vọng thu hút đầu tư vào nhiều ngành công nghiệp tiên phong
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đưa ra các nhận định về tình hình thu hú2025-01-09Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
Để đưa được các công dân Việt Nam bị lừa ra nước ngoài lao động trá2025-01-09Diện Áo dài đi sự kiện quốc tế, Á hậu Quỳnh Châu nổi bần bật
Người mẫu - Hoa hậu 07/12/2022 - 14:59 (GMT+7) Diện Áo dài đi sự kiện thời trang quốc tế, Á hậu Quỳn2025-01-09
最新评论