Thời gian qua, nhiều nghiên cứu cũng như báo cáo sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm đã chỉ ra rằng, tình hình hoạt động của DN có chiều hướng tốt lên. Vậy quan điểm của ông như thế nào về tình hình “sức khỏe” của DN trong 6 tháng qua? Nói về sức khỏe tốt lên hay yếu đi thì phải có mốc để so sánh trước và sau, nhưng rõ ràng nhìn theo chiều hướng kinh tế hiện nay và những con số thống kê, nền kinh tế đang có bước thay đổi theo hướng tích cực, sự phát triển có dấu hiệu tốt, biểu hiện cho thấy sức khỏe của DN đang tốt lên, đem đến chỉ tiêu kinh tế 6 tháng đầu năm có nét đẹp như vậy. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính từ thời điểm 1-1-2013 đến 1-3-2014 có 5,6% DN tạm ngừng sản xuất kinh doanh, trong khi tỷ lệ này cùng thời điểm 2012 là 8,4% cho thấy, các DN Việt Nam đã từng bước ổn định sản xuất và bớt khó khăn hơn các năm trước. Vậy theo ông để có được kết quả bước đầu này, những giải pháp được thực hiện trong thời gian qua là đã đúng hướng? Hiện nay các cơ quan từ Trung ương đến địa phương đều tích cực thực hiện các giải pháp của Chính phủ tại Nghị quyết 02, đặc biệt là Quyết định 1231 phê duyệt Kế hoạch phát triển DN nhỏ và vừa giai đoạn 2011 - 2015. Các địa phương và bộ, ngành đang thực hiện những nhiệm vụ trên và bước đầu đã có những kết quả nhất định. Nói về tác động của chính sách thì không thể tức thời và ngay lập tức trong vòng 5, 6 tháng được mà để nhìn thấy kết quả của giải pháp phải cần thời gian. Đây là những giải pháp có tính chất ổn định phát triển lâu dài. Nếu chúng ta chọn cách đi đúng, giải pháp đúng thì sẽ đạt kết quả. Khi bàn về giải pháp đừng nghĩ giải pháp là phải cụ thể hay đi thẳng, trực tiếp đến từng DN mà nhiệm vụ hỗ trợ DN là nhiệm vụ chung của tất cả bộ, ngành và địa phương từ Trung ương tới cơ sở chứ không phải là nhiệm vụ của một cơ quan nào cả. Kinh nghiệm của các nước là phải thực hiện đồng bộ, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, ở Trung ương cũng không phải chỉ một cơ quan nào cả hay một bộ nào mà cần nhiều cơ quan tham gia như Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học Công nghệ… Cùng với các bộ ngành, chính quyền địa phương cũng có vai trò rất quan trọng vì địa phương là nơi quản lý trực tiếp DN. Để phát triển khu vực DN nhỏ và vừa vốn chiếm tới 90% số lượng DN của cả nước, Chính phủ đã thành lập Quỹ Hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Ông có thể cho biết, tiến độ vận hành và tình hình giải ngân của Quỹ như thế nào? Quỹ hỗ trợ DN nhỏ và vừa là một thể chế tài chính, là công cụ hỗ trợ DN nhỏ và vừa có hiệu quả mà một số nước đã áp dụng. Việt Nam cũng đang cố gắng thực hiện kinh nghiệm này. Hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tích cực để đưa quỹ này vào vận hành thực tế. Khâu chuẩn bị về bộ máy chúng tôi đang xây dựng, chuẩn bị vận hành, ngân sách hoạt động đang đặt vấn đề với Bộ Tài chính, nguyên tắc hoạt động đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về cơ bản, hy vọng rằng với sự tích cực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như các bộ ngành liên quan bao gồm Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước, Quỹ có thể đi vào hoạt động vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Đó là mong muốn, tuy nhiên các đặc điểm, đặc thù của quỹ về hoạt động cũng như nguồn lực ngân sách Nhà nước phải được đặt trong điều kiện cụ thể hiện nay đặc biệt hoạt động của Quỹ là một hình thức mới nên chúng ta cần phải hoàn thiện rất nhiều. Xin cảm ơn ông! |