【lịch liên đoàn anh】Bồi dưỡng kỹ năng cho công chức, viên chức Hải quan chuyên nghiệp
Ngành Hải quan: Tiếp tục ưu tiên đảm bảo an toàn cho công chức và hỗ trợ doanh nghiệp trong dịch Covid-19 | |
Nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức hải quan | |
Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên,ồidưỡngkỹnăngchocôngchứcviênchứcHảiquanchuyênnghiệlịch liên đoàn anh công chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của ngành Hải quan |
Ông Bùi Ngọc Lợi |
Để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức (CCVC) thời gian qua, ngành Hải quan đã triển khai những giải pháp gì, thưa ông?
Thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực của CCVC nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa. Trong đó, nổi bật là:
Thứ nhất, đánh giá thực trạng đội ngũ CCVC, qua đó xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ CCVC có chuyên môn nghiệp vụ cao, hướng đến chuyên nghiệp, văn minh, kỷ cương, kỷ luật.
Thứ hai, đổi mới từng bước phương pháp quản lý nguồn nhân lực theo năng lực dựa trên vị trí việc làm (như xây dựng danh mục và mô tả vị trí việc làm; đánh giá năng lực cho công chức Hải quan… để có phương án đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhân lực một cách phù hợp). Điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh các quy định về quản lý cán bộ (điều động, luân chuyển, luân phiên; quy hoạch, bổ nhiệm; chính sách cán bộ...) làm cơ sở cho việc bố trí nhân lực của ngành Hải quan trong tình hình mới.
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu cập nhật với quy trình nghiệp vụ của Hải quan Việt Nam cũng như các chuẩn mực quốc tế về quản lý hải quan hiện đại.
Thứ tư, tổ chức đào tạo theo chức danh đã chuẩn hóa đúng với nội dung, giáo trình đã chuẩn hóa. Đổi mới hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng như tăng cường đào tạo tại chỗ, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến phù hợp với tình hình thực tế, đào tạo qua luân chuyển, thực tế công việc… để vừa nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng vừa tiết kiệm thời gian, chi phí cho đơn vị và cá nhân.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đóng vai trò như thế nào trong việc phát triển nguồn nhân lực hướng đến Hải quan số, mô hình Hải quan thông minh, thưa ông?
Tổng cục Hải quan chú trọng đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng; ứng dụng trang thiết bị hiện đại trong giảng dạy; phát triển đội ngũ giảng viên; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng và tăng cường hợp tác trong và ngoài nước về đào tạo, bồi dưỡng… Có như vậy, Tổng cục Hải quan mới sớm có được đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược các cấp đủ về số lượng, có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Ông có thể cho biết trong Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng CCVC ngành Hải quan giai đoạn 2021-2025”, Tổng cục Hải quan đã đặt ra những mục tiêu cụ thể nào?
Trong giai đoạn 2021-2025, Tổng cục Hải quan đặt mục tiêu cụ thể như sau:
Xây dựng, phát triển đội ngũ CCVC Hải quan các cấp có trình độ chuyên môn sâu, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, liêm chính, làm chủ được công nghệ, trang thiết bị hiện đại, đủ về số lượng, cơ cấu phù hợp, được tổ chức, quản lý khoa học, gắn với nhu cầu của vị trí việc làm với năng lực của từng cá nhân, đáp ứng mô hình quản lý hải quan hiện đại.
Xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia nghiệp vụ 2 cấp Tổng cục và Hải quan vùng thành thạo ngoại ngữ, nghiệp vụ tinh thông, có năng lực chủ trì, điều hành các hội nghị quốc tế.
Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm đáp ứng chuẩn kiến thức và kỹ năng của khung năng lực vị trí việc làm và tiêu chuẩn của các ngạch, bậc.
Đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu các kiến thức và kỹ năng cho CCVC đáp ứng kịp thời các yêu cầu cải cách, phát triển của ngành Hải quan trong giai đoạn mới (tái thiết kế hệ thống quản lý hải quan; thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030…).
Tập trung đầu mối trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; đẩy mạnh đào tạo trực tuyến; xây dựng và phát triển Trường Hải quan Việt Nam thành đơn vị chính quy, hiện đại; có cơ sở vật chất, phương pháp quản lý đạt chuẩn của cơ sở đào tạo cấp khu vực và đội ngũ giảng viên đạt chuẩn trong nước và Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), có năng lực tham gia giảng dạy quốc tế.
Đẩy mạnh trang bị giáo cụ trực quan, mô hình Chi cục Hải quan giả định, nền tảng đào tạo thực tế ảo, nâng cấp chức năng hệ thống đào tạo trực tuyến… để tăng cường chất lượng đào tạo và là tiền đề đáp ứng yêu cầu của một Trung tâm đào tạo khu vực của WCO.
Xây dựng mô hình luân chuyển để đào tạo, bồi dưỡng giữa các cấp đơn vị, giữa các bộ phận trong cùng một đơn vị, trong từng lĩnh vực nghiệp vụ, giữa các lĩnh vực nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực giải quyết công việc, kinh nghiệm thực tiễn cho CCVC chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo và trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo.
Tổng cục Hải quan đặt ra những chỉ tiêu cụ thể nào đến năm 2025, thưa ông?
Trong Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng CCVC ngành Hải quan giai đoạn 2021-2025”, Tổng cục Hải quan đặt ra những chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025 như sau:
Tập trung thực hiện việc bồi dưỡng kiến thức theo tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn ngạch. Đảm bảo đến năm 2025, 100% đội ngũ công chức lãnh đạo được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ, đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn của vị trí đang đảm nhiệm; 80% công chức trong diện quy hoạch lãnh đạo được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn vị trí quy hoạch dự kiến đảm nhiệm.
30% lãnh đạo cấp phó cục trưởng, 15% lãnh đạo cấp trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương và 15% công chức làm việc trong các đơn vị nghiệp vụ khối cơ quan Tổng cục luân chuyển, điều động đi thực tế tại các đơn vị cơ sở để đào tạo. Đối với các cục hải quan tỉnh, thành phố, chủ động kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo lãnh đạo, công chức có kiến thức toàn diện về công tác tham mưu và thực tiễn.
100% giáo trình của 8 lĩnh vực nghiệp vụ (gồm thuế XNK, giám sát quản lý, kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu, quản lý rủi ro và xử lý vi phạm, kiểm định và thanh tra- kiểm tra) được biên soạn đảm bảo chất lượng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt sử dụng (bao gồm cả bài giảng truyền thống và số hoá).
100% đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm được đào tạo chuẩn kiến thức chuyên sâu theo lĩnh vực giảng dạy và được đào tạo kỹ năng sư phạm; 100% giảng viên cơ hữu được đào tạo chuẩn kiến thức chuyên sâu của một trong 6 lĩnh vực nghiệp vụ và được đào tạo kỹ năng sư phạm.
90% công chức tuyển dụng mới được đào tạo nghiệp vụ hải quan tổng hợp trong vòng 1 năm sau khi tuyển dụng đủ điều kiện, tiêu chuẩn vị trí việc làm.
Hoàn thiện cơ sở vật chất để triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng lại, bồi dưỡng chuyên sâu bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:La liga)
- ·Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc
- ·Đồng hành cùng hoạt động tín dụng chính sách
- ·Kết quả bóng đá Thụy Điển 2
- ·Cầu thủ MU bỗng dưng 'trúng số' chuyển nhượng
- ·Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới
- ·Kết quả Chelsea 1
- ·Vẫn còn nhiều vướng mắc về kiểm tra chuyên ngành
- ·Chứng khoán hôm nay (1/11): Lực bán giảm, VN
- ·Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
- ·Kết quả bóng đá Viettel 4
- ·Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
- ·Báo Tuổi Trẻ phản hồi về bài báo "Những chiếc va li...biết nói"
- ·Bị lừa cài cặt phần mềm độc hại, một phụ nữ tại Đà Nẵng mất 5 tỷ đồng
- ·Lâm Đồng: Bắt nhân viên Ban Nghiệp vụ cơ sở dữ liệu Cục Đăng ký đất đai
- ·10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng
- ·Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập
- ·Những chiếc vali... biết nói dối!
- ·Kiên Giang: Ngăn chặn nhóm thanh niên tụ tập đua xe trái phép
- ·Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- ·“Giải cứu” một phụ nữ bị bạo hành