【tóc rô béo】Cần công khai, minh bạch để tăng hiệu quả quản lý nợ công

时间:2025-01-25 10:06:17来源:88Point 作者:Cúp C2

can cong khai minh bach de tang hieu qua quan ly no cong

Các chuyên gia thảo luận về giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý nợ trong thời gian tới.

Thách thức hiện hữu

Chia sẻ tại hội thảo khoa học với chủ đề “Đổi mới quản lý nợ công nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia” được tổ chức sáng nay, 14/12, bà Lê Thị Mai Liên, Trưởng ban Chính sách tài chính công, Viện Chiến lược và chính sách tài chính cho biết: Công tác quản lý nợ công hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Nợ công đang cao và có tốc độ tăng nhanh, trung bình 20%/năm trong giai đoạn 2011-2016. Dư nợ công đang tiệm cận giới hạn cho phép. Đến cuối năm 2016, tỷ lệ nợ công trên GDP đạt 63,7%; nợ của Chính phủ 52,6% và nợ nước ngoài của quốc gia 44,3%. Trong khi đó, khối lượng vốn huy động trong nước tăng nhanh, vượt khả năng cung ứng vốn trung và dài hạn trên thị trường.

Đánh giá từ góc độ quản lý, ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại chỉ ra một số tồn tại khác. Điều đầu tiên cần nói đến là hệ thống các công cụ quản lý nợ mặc dù đã được ban hành nhưng việc huy động vốn vay đã thoát ly chiến lược, kế hoạch được phê duyệt nên hiệu lực thi hành thấp, bị động, chưa có các chế tài để đảm bảo việc tuân thủ trong tổ chức thực hiện các công cụ.

Bên cạnh đó cơ chế hiện hành về bảo lãnh vẫn dựa nhiều vào bao cấp của Nhà nước, NSNN chịu rủi ro tín dụng; có dự án trả nợ được nhưng chây ỳ không trả, không bố trí tài sản đảm bảo. Quy định cụ thể về phân loại nợ, trích lập và xử lý rủi ro,... cũng chưa có nên khi có nợ xấu hoặc nợ quá hạn không có nguồn để xử lý, phải điều chỉnh cơ chế tài chính, tái cơ cấu nợ bằng cách chuyển sang đầu tư vốn nhà nước hoặc cấp phát làm tăng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ.

Đặc biệt, chế tài xử lý chưa nghiêm, vẫn còn tình trang các chủ dự án, các bộ, ngành, địa phương chưa chấp hành đầy đủ các quy định về đầu tư xây dựng cơ bản, chỉ tiêu nguồn vốn từ NSNN. Hệ thống thông tin, số liệu về nợ công chưa được cập nhật thường xuyên; chế độ báo cáo chưa chấp hành đầy đủ, chậm so với yêu cầu và chất lượng không cao, nhất là đối với nợ của khu vực DNNN được Chính phủ bảo lãnh và địa phương.

Thắt chặt các khoản vay

Tuy nhiên, theo đại diện Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, với sự ra đời của Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 vừa được Quốc hội thông qua, những tồn tại nói trên sẽ sớm được giải quyết trên phương diện thể chế.

Luật này cụ thể hóa “danh sách” các khoản được gọi là nợ công gồm: Nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương. Khoản nợ tự vay tự trả của DNNN không được đưa vào phạm vi này. Điều này sẽ dễ dàng, minh bạch hơn cho công tác tính toán nợ công cũng như trách nhiệm trả nợ.

Với Luật mới, điều kiện cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ cũng được siết chặt nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn như DN phải không bị lỗ trong 3 năm liền kề gần nhất, không có nợ quá hạn,... Điều kiện cấp bảo lãnh cũng được thắt chặt cho từng nhóm đối tượng.

Cùng với hoàn thiện pháp luật, theo ông Hà Huy Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, việc tăng cường công khai, minh bạch là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích như tạo niềm tin với các thị trường và chủ nợ; giúp nhà quản lý sớm nhìn ra vấn đề để đưa ra biện pháp kịp thời, đúng đắn,...

Ngoài ra, ông Tuấn kiến nghị đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro đối với danh mục nợ, bao gồm rủi ro đồng tiền vay, lãi suất, tỷ giá, khả năng thanh toán, tín dụng và hoạt động để hạn chế thấp nhất chi phí và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Một biện pháp nữa, tuy Chính phủ đã và đang triển khai khá tốt song cần tích cực hơn trong giai đoạn tới là cơ cấu lại thu - chi NSNN theo hướng đảm bảo tỷ lệ huy động hợp lý, bền vững và minh bạch; rà soát lại hệ thống thuế, phí, tránh chồng chéo; giảm phí để giảm đầu vào cho DN; giảm tỷ trọng thuế gián thu, tăng tỷ trọng thuế trực thu; ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng trốn thuế, thất thu và nợ thuế.

相关内容
推荐内容