当前位置:首页 > Cúp C1

【nhận định bd hôm nay】Năm điểm nhấn của thị trường chứng khoán năm 2017

nam diem nhan cua thi truong chung khoan nam 2017

Năm 2017 thị trường chứng khoán sẽ đón hàng loạt "ông lớn". Ảnh: N.Hiền

Nhận định về thị trường chứng khoán năm 2017,ămđiểmnhấncủathịtrườngchứngkhoánnănhận định bd hôm nay các chuyên gia của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng cơ hội tăng trưởng luôn tồn tại. T

heo đó, trong năm 2017, cơ hội tăng trưởng của thị trường chứng khoán xoay quanh 5 điểm nhấn chính. Thứ nhất, lượng cung hàng trên thị trường được dự báo sẽ cải thiện về cả lượng và chất dựa trên những định hướng của chính phủ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cổ phần hóa và niêm yết các doanh nghiệp Nhà nước. Tiêu biểu nhất trong năm 2017, nhà đầu tư chờ đợi quá trình niêm yết của các doanh nghiệp sau đợt phát hành lần đầu ra công chúng như Petrolimex, VEAM, Vinatex, Vietnam Airline hay các doanh nghiệp đang chuẩn bị IPO như Vietjet Air, PV Power, Mobifone, …

Cùng với đó là quá trình chuyển sàn của một số tổng công ty với giá trị vốn hóa lớn sau thời gian niêm yết trên Upcom như Habeco (BHN), Viglacera (VGC), Tổng công ty Cảng hàng không (ACV). Nhà đầu tư cũng quan tâm tới thời điểm và mức độ thực hiện cam kết trong lộ trình thoái vốn nhà nước tại 10 doanh nghiệp lớn tại SCIC đã được Chính phủ thông qua. Trong đó, sau khi thực hiện không thành công thương vụ thoái vốn nhà nước tại VNM, giới đầu tư đang chờ đợi những cải cách về quy trình thủ tục cách thực hiện nhằm đảm bảo các mục đích không làm thất thoát tài sản Nhà nước và doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng sau quá trình thoái vốn.

Thứ 2, đứng từ phía góc độ nhà đầu tư trên thị trường, trong năm 2017, VCBS nhìn nhận thấy sự hỗ trợ đến từ việc các Ngân hàng trung ương duy trì các chính sách nới lỏng như Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Theo đó, xét trên góc độ tích cực, các chuyên gia kỳ vọng trong năm tới Việt Nam vẫn sẽ được hưởng lợi từ dòng vốn nước ngoài đặc biệt từ các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc dựa trên các yếu tố chi phí vốn tại các quốc gia này ở mức tương đối thấp so với Việt Nam và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về nền chính trị ổn định; lạm phát, tỷ giá trong tầm kiểm soát. Thị trường Việt Nam cũng có sức chống chịu tương đối tốt với các yếu tố bất định trên thế giới trong năm vừa qua.

Thứ ba, lộ trình triển khai thị trường chứng khoán phái sinh cũng hứa hẹn đem lại nhiều sản phẩm mới cho thị trường. Theo kế hoạch thị trường phái sinh sẽ chính thức đưa vào vận hành ngay trong quý 1-2017. Vẫn còn quá sớm để nói trước về mức độ đón nhận của nhà đầu tư với các sản phẩm hoàn toàn mới này. Tuy nhiên, các chuyên gia của VCBS cho rằng cách định hướng chuẩn bị về con người, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống pháp lý của các cơ quan chủ quản vẫn đang đi đúng hướng và hoàn toàn có thể được kỳ vọng trở thành điểm nhấn trong năm 2017.

Thứ tư, sự xuất hiện của hàng loạt các “ông lớn” trên thị trường chứng khoán thuộc các nhóm ngành như bia, dịch vụ hàng không, bất động sản… sẽ làm thay đổi đáng kể tỷ trọng đóng góp của các nhóm ngành vào rổ chỉ số chung. Điều này, kéo theo khả năng các quỹ đầu tư sẽ phải tiến hành cơ cấu lại danh mục nhằm theo sát diễn biến của chỉ số chung. Theo đó, cơ hội tại cổ phiếu thuộc vốn hóa lớn mới lên sàn sẽ đồng nghĩa với áp lực đến với nhóm cổ phiếu hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong rổ chỉ số thời điểm hiện tại như ngân hàng, dầu khí, thực phẩm Tiêu dùng.

Cuối cùng, từ ngày 1-11, Thông tư số 115/2016/TT-BTC về hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần chính thức có hiệu lực. Điểm đáng chú ý, 20 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thanh toán tiền mua cổ phần qua đấu giá, nhà đầu tư mua cổ phần qua đấu giá đã có thể giao dịch cổ phần trên thị trường UPCoM. Quy định này phần nào giúp đẩy nhanh quá trình niêm yết, cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước.

分享到: