【ket qua tran bi】Minh bạch các tiêu chí ưu tiên hoàn thuế giá trị gia tăng
Theo phản ảnh của nhiều Cục Thuế địa phương, hiện nay thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đảm bảo chi hoàn thuế cho các DN sản xuất hàng hoá để XK có doanh số XK đạt từ 5 triệu USD trở lên, các dự án trọng điểm quốc gia, dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn... Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết, cơ quan Thuế gặp vướng mắc trong việc xác định các tiêu thức về dự án trọng điểm quốc gia, dự án đầu tư mới trên địa bàn. Ngoài ra, cũng cần có hướng dẫn cụ thể việc xác định doanh số XK của DN được xác định trong khoảng thời gian nào?...
Tính đến ngày 30-10-2015, số chi dự toán hoàn thuế GTGT năm 2015 đạt gần 82 nghìn tỷ đồng và theo cam kết của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế sẽ đảm bảo nguồn tiền để giải quyết kịp thời cho các hồ sơ hoàn thuế của DN. Đồng thời, Tổng cục Thuế tổ chức thực hiện giám sát chi hoàn thuế GTGT tại các cục thuế địa phương. Chỉ tính trong tháng 10, Tổng cục Thuế đã nhận giám sát 1.009 hồ sơ, tương ứng số tiền đề nghị hoàn thuế trên 4,3 nghìn tỷ đồng; Số hồ sơ đã trả kết quả giám sát trên 700 hồ sơ, với số tiền hơn 3,2 nghìn tỷ đồng. |
Thứ nhất, DN sản xuất hàng XK là DN trực tiếp sản xuất, gia công hàng XK (gồm XK phần mềm tin học, xây dựng trong khu chế xuất) có doanh thu sản xuất hàng XK năm trước liền kề hoặc năm hiện tại chiếm tỷ trọng lớn hơn 50% tổng doanh thu bán hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT.
Thứ hai, tiêu chí xác định dự án trọng điểm quốc gia sẽ căn cứ theo Luật Đầu tư 2014, Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định hướng dẫn của Chính phủ về dự án, công trình quan trọng quốc gia.
Thứ ba, tiêu chí xác định đối với dự án đầu tư mới quan trọng trên địa bàn là dự án thuộc chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh và do UBND cấp tỉnh xác định.
Đồng thời, Tổng cục Thuế đề nghị bổ sung 2 đối tượng thuộc trường hợp ưu tiên như: Hoàn thuế đối với các trường hợp được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao; Hoàn đối với khách nước ngoài mua hàng miễn thuế khi xuất cảnh.
Sau khi chi hoàn cho các đối tượng ưu tiên mà dự toán hoàn thuế còn dư thì cơ quan Thuế sẽ thực hiện chi hoàn thuế cho các trường hợp như: Hoàn thuế của nhà thầu nước ngoài khi làm thủ tục giải thể; DN giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động đã được cơ quan Thuế hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra; Hồ sơ hoàn đã được kiểm tra, thanh tra trước khi hoàn thuế và đã ban hành Quyết định hoàn thuế; Hoàn cho dự án ODA không hoàn lại, viện trợ nhân đạo không hoàn lại phục vụ cho các chương trình, mục tiêu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cho chủ dự án, Ban quản lý dự án trực tiếp hoàn thuế; DN XK thương mại qua các cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế, cảng biển có mặt hàng XK trọng điểm trên địa bàn.
Trước đó, tại Hội nghị Đối thoại về chính sách thuế, hải quan giữa Bộ Tài chính với DN diễn ra đầu tháng 11, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cam kết sẽ cải cách hệ thống thông tin để công khai các hồ sơ hoàn thuế. Theo đó, DN dễ dàng biết được hồ sơ của mình đang nằm ở đâu, giải quyết thế nào, vướng cái gì. Thậm chí nếu DN khác cùng hoàn cảnh với mình nhưng được hoàn thuế trước thì phản ánh với cấp trên. Tiến tới, việc thực hiện hoàn thuế điện tử để các DN có thể ở nhà vẫn gửi hồ sơ và nhận kết quả mà không cần phải tốn thời gian đi lại.
Bên cạnh việc giải quyết hoàn thuế GTGT nhanh chóng, kịp thời theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế về hoàn thuế, tạo điều kiện giúp DN quay vòng vốn nhanh, nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng vốn, cơ quan Thuế còn tăng cường thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế nhằm đảm bảo việc hoàn thuế được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định, quy trình quản lý thuế. Theo đó, Tổng cục Thuế yêu cầu cơ quan Thuế địa phương áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trong việc thực hiện kiểm tra chặt chẽ các hồ sơ hoàn thuế của các DN nhằm ngăn chặn kịp thời các trường hợp cố tình gian lận hồ sơ để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Do vậy, đối với các hồ sơ có dấu hiệu rủi ro, trước khi thực hiện giải quyết hoàn thuế phải yêu cầu người nộp thuế giải trình bổ sung hồ sơ để chuyển sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo quy định. Thực hiện kiểm tra trước hoàn thuế đối với các hồ sơ hoàn thuế thuộc các trường hợp như: Có hoạt động XK qua biên giới đất liền, qua cửa khẩu phụ, lối mở; có hoạt động kinh doanh thương mại XK...
Trường hợp DN đã có hồ sơ hoàn thuế bị cơ quan Thuế phát hiện vi phạm trước đó (kể cả kiểm tra tại cơ quan Thuế và kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế) thì hồ sơ đề nghị hoàn thuế tiếp sau phải thực hiện kiểm tra trước khi hoàn thuế (như: đã sử dụng chứng từ thanh toán qua ngân hàng không đúng quy định; đã có hành vi kê khai khấu trừ, hoàn thuế không đúng quy định hoặc không đủ điều kiện hoàn thuế...).
Tới đây, để siết chặt kiểm soát hồ sơ hoàn thuế, Tổng cục Thuế đề xuất phương án xử lý đối với DN đã có hồ sơ hoàn có hành vi vi phạm qua thanh tra, kiểm tra phải chuyển sang kiểm tra trước khi hoàn thuế kể từ khi hành vi vi phạm bị phát hiện đến kỳ hoàn thuế trong 2 năm và hành vi vi phạm của người nộp thuế đến mức truy thu, thu hồi hoàn thuế có số tiền thuế GTGT bị truy thu, thu hồi hoàn từ 10% trở lên so với số tiền thuế đã được hoàn, hoặc số tiền thuế GTGT bị thu hồi hoàn từ 50 triệu đồng trở lên... phải chuyển sang diện kiểm tra trước khi hoàn.
Song song đó, Tổng cục Thuế sẽ giám sát việc hoàn thuế của các Cục Thuế và thời gian giám sát sẽ không tính trong thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế của cục thuế.
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/288c798773.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。