Thông báo thứ nhất nói cuộc tập trận bắt đầu từ 9h30-11h 30 và từ 15-18h ngày 6/8 tại khu vực được đánh dấu bởi 4 điểm có tọa độ 16 độ 50,ốcngangnhiênthôngbáotậptrậnởHoàngSangàtỉ số ngoại hạng6 phút vĩ Bắc/112 độ 21 phút kinh Đông, 16 độ 59 phút vĩ Bắc/112 độ 21,4 phút kinh Đông, 16 độ 58,1 phút vĩ Bắc/112 độ 27,9 phút kinh Đông và 16 độ 52,7 vĩ Bắc/112 độ 30,8 phút kinh Đông.
Thông báo thứ hai nói cuộc tập trận bắt đầu từ 15-17h ngày 7/8 tại khu vực được đánh dấu bởi 4 điểm có tọa độ 16 độ 26,9 phút vĩ Bắc/112 độ 42,7 phút kinh Đông, 16 độ 26,20 phút vĩ Bắc/111 độ 50 phút kinh Đông,16 độ 20,30 phút vĩ Bắc/111 độ 44,7 phút kinh Đông và 16 độ 22,52 phút vĩ Bắc/111 độ 36,66 phút kinh Đông. Tọa độ được nêu trong các thông báo cho thấy khu vực tập trận nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Thông báo cũng yêu cầu tàu thuyền không tiến vào vùng biển nêu trên trong thời gian diễn ra các cuộc tập trận. Thông báo về các cuộc tập trận nói trên diễn ra sau khi Trung Quốc đưa tàu khảo sát tàu HD-8 và các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 ở Thái Lan ngày 31/7, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nêu đích danh nhóm tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam. Phó Thủ tướng nhấn mạnh tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, trong đó có các hành động đơn phương như quân sự hoá, gia tăng tập trận quân sự, đặc biệt là tàu khảo sát HD-8 của Trung Quốc được các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tiến hành các hoạt động khảo sát trái phép. Phó Thủ tướng khẳng định, những hành động này vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo Công ước Luật biển 1982. Nghiêm trọng hơn, đây là diễn biến tiếp theo các hoạt động cải tạo bồi đắp quy mô lớn và quân sự hoá các cấu trúc tranh chấp trên biển. Các diễn biến này làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và ảnh hưởng trực tiếp tới hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, vi phạm DOC và đi ngược lại cam kết duy trì môi trường thuận lợi cho đàm phán COC. Mỹ, Nhật, EU, ASEAN... cũng lên tiếng chỉ trích các hành động áp chế của Trung Quốc ở Biển Đông. Thái An EU ủng hộ tự do hàng hải, hàng không ở Biển ĐôngĐại diện cấp cao của EU về Chính sách đối ngoại và an ninh Federica Mogherini khẳng định lập trường nhất quán của EU ủng hộ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. |