【bảng xếp hang c2】Mối lo chiến tranh thương mại có chặn bước phục hồi của chứng khoán?

ck

VN-Index đóng cửa ngày giao dịch cuối tuần qua với mức tăng hơn 18 điểm. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ khi chỉ số này đột ngột chấm dứt đà phục hồi từ đáy cuối tháng 5. Thêm nữa mức phục hồi này diễn ra ở thời điểm VN-Index đã thủng đáy cũ tháng 5 và xuống dưới ngưỡng tâm lý 900 điểm.

Phiên đảo chiều mạnh cũng xuất hiện trong thời điểm đáng nhớ: Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang lên một nấc cao mới bằng việc chính thức đánh thuế lẫn nhau. Trước đó các lời lẽ hăm họa cũng đã đủ khiến thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo.

Tuy nhiên,ốilochiếntranhthươngmạicóchặnbướcphụchồicủachứngkhoábảng xếp hang c2 điều bất ngờ chính là thị trường chứng khoán thế giới cũng không tỏ ra sợ hãi. Chứng khoán Trung Quốc vẫn kết thúc ngày cuối tuần bằng mức tăng 0,49%, Chứng khoán Hồng Kông tăng 0,47%. Chứng khoán Châu Âu hôm đó hầu hết là tăng nhẹ. Đặc biệt chứng khoán Mỹ cũng có ngày cuối tuần tăng tốt với S&P 500 tăng 0,85%.

Như vậy thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm ở phiên cuối tuần cũng không phải là ngược chiều với thế giới. Điều này củng cố thêm hi vọng về khả năng chịu đựng của thị trường trước các biến động mới.

Một điểm khá thú vị là trong tuần sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 6 này, thanh khoản đã có dấu hiệu tăng nhẹ trên thị trường khớp lệnh. Cụ thể, giá trị khớp lệnh mỗi ngày trung bình là 3.819 tỷ đồng, tăng 20% so với mức trung bình tuần trước. Trong khi đó VN-Index giảm 4,5%, nghĩa là cổ phiếu đã mất giá hơn. Do đó khi giá trị giao dịch tăng nghĩa là lượng cổ phiếu được chuyển nhượng cũng nhiều hơn.

Điều bất lợi là nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang bán ra quá nhiều. Tuần qua là tuần nhà đầu tư nước ngoài rút vốn mạnh nhất kể từ đầu tháng 6, với giá trị bán ròng khoảng 1.217 tỷ đồng. Áp lực là cực lớn đối với giá cổ phiếu, vì đợt bán này chủ đạo là xả thẳng trên sàn khớp lệnh gây tác động lên giá hàng ngày. Chỉ riêng HSX đã bị bán ròng trên sàn khớp lệnh 1.272 tỷ đồng.

Như vậy, đang có sự khác nhau trong việc đánh giá thị trường giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang duy trì mức bán ròng khá lớn và liên tục hàng ngày. Trong khi đó nhà đầu tư trong nước đang tăng dần sức mua lên. Nếu tách bạch quy mô giao dịch mua của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thì thấy khá rõ điều này: Tuần qua tính riêng nhà đầu tư trong nước giao dịch thì giá trị bình quân hàng ngày là 3.301 tỷ đồng, cũng tăng khoảng 17% so với tuần cuối tháng 6.

Nói cách khác, nhà đầu tư trong nước đang mua nhiều hơn và làm tăng thanh khoản, trong khi nhà đầu tư nước ngoài tăng bán là chính.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 6/7

Giá đóng cửa ngày 29/6

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 6/7

Giá đóng cửa ngày 29/6

Mức tăng (%)

TLD

11.7

15.7

-25.48

NVT

6

5.05

18.81

SJF

18.8

24.8

-24.19

DAH

6.19

5.23

18.36

DGW

20

26

-23.08

VPG

16.9

14.61

15.68

PDR

24.6

30.7

-19.87

KHA

45.9

40.2

14.18

ATG

1.47

1.82

-19.23

PNC

17.25

15.25

13.11

DIG

14.6

17.7

-17.51

VPS

15.1

13.45

12.27

MCP

28.7

34.75

-17.41

TDW

24.9

22.4

11.16

BHN

75.6

91.5

-17.38

LGL

8.65

7.8

10.9

CVT

23.5

27.9

-15.77

HNG

11.2

10.2

9.8

SJS

17.6

20.8

-15.38

CMT

11

10.15

8.37

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 6/7

Giá đóng cửa ngày 29/6

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 6/7

Giá đóng cửa ngày 29/6

Mức tăng (%)

CVN

4.8

7.6

-36.84

PGT

4.4

3.2

37.5

C92

7.3

11

-33.64

KHL

0.4

0.3

33.33

VIT

9.9

13.5

-26.67

DIH

14.7

11.1

32.43

NRC

33

43.5

-24.14

API

19.1

15.2

25.66

HKT

1.8

2.3

-21.74

KDM

3.9

3.3

18.18

DST

2.2

2.7

-18.52

PSD

14

12

16.67

HHC

39.2

46.8

-16.24

IVS

14.2

12.3

15.45

TA9

12.3

14.6

-15.75

PCG

18.5

16.3

13.5

B82

1.2

1.4

-14.29

PTS

6.2

5.5

12.73

PXA

0.6

0.7

-14.29

SED

20.5

18.3

12.02

Tuần đầu tiên của tháng 7 đã có một khởi đầu không tốt với hai phiên liên tiếp giảm tổng cộng gần 55 điểm. Thế nhưng phiên cuối tuần lại tạo ra hi vọng, chủ yếu vì mức giảm đã quá lớn trong tuần.

Chỉ còn 2 tuần nữa là thị trường bước vào đợt công bố kết quả kinh doanh quý 2. Các cổ phiếu tài chính đang khởi động sớm và đây có thể là tín hiệu tốt cho các nhóm cổ phiếu khác.

Mặt khác, việc thị trường chứng khoán quốc tế chưa xuất hiện những biến động quá mạnh cũng giúp ổn định tâm lý nhà đầu tư. Nếu các thị trường trực tiếp liên quan đến chiến tranh thương mại còn đứng vững thì có lẽ nhà đầu tư trên thị trường Việt Nam đã lo sợ thái quá.

Quả thực cho tới lúc này vẫn chưa có một báo cáo đầy đủ nào đánh giá nổi tác động của chiến tranh thương mại tới Việt Nam. Ảnh hưởng xấu có thể xảy ra trong trung hạn nhưng chắc chắn trong ngắn hạn sẽ chưa có gì thay đổi. Hàng hóa Trung Quốc sẽ chưa thể tràn ngập thị trường Việt Nam trong vài tuần tới. Trong khi đó mối quan tâm lớn hơn là kết quả kinh doanh đang ở rất gần.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

25.6.2018

3,143.9

312.9

290.7

26.6.2018

2,503.8

167.5

211.3

27.6.2018

3,175.8

303.5

335.8

28.6.2018

3,750.3

418.0

416.2

29.6.2018

3,373.8

507.4

833.1

2.7.2018

4,005.1

730.4

491.0

3.7.2018

4,484.3

584.8

919.9

4.7.2018

3,325.9

383.3

895.6

5.7.2018

3,471.7

392.5

613.1

6.7.2018

3,808.6

386.2

827.9

Trọng Nghĩa

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
下一篇:Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau