当前位置:首页 > Cúp C2

【kèo tài 2】Ghét sếp, chán làm vẫn cố chờ thưởng Tết rồi nghỉ

Ghét sếp,étsếpchánlàmvẫncốchờthưởngTếtrồinghỉkèo tài 2 chán làm vẫn cố chờ thưởng Tết rồi nghỉ

(Dân trí) - Cố chờ thưởng Tết rồi nghỉ từng bị chỉ trích là "vô ơn". Chuyên gia về nhân lực khẳng định, không có khái niệm "vô ơn" trong quan hệ lao động bởi mối quan hệ này dựa trên hợp đồng và sự thỏa thuận.

Chia đều khoản thưởng trong năm

Thưởng Tếtlà khoản tiền mà nhiều người lao độngmong chờ vào dịp cuối năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ quy định về khoản thưởng này.

Chị Phạm Phương Thảo, Trưởng phòng Tuyển dụng của John Hunt cho biết, thưởng Tếtđược hiểu là một khoản tiền hoặc tài sản, hay hình thức thưởng khác mà doanh nghiệp trao cho người lao độngvào dịp cuối năm, thường vào tháng 12 dương lịch hoặc trước Tết Nguyên đán (âm lịch).

Quy chế thưởng tùy thuộc vào chính sách của mỗi doanh nghiệp, mức thưởng thường dựa trên tình hình sản xuất, kinh doanhcủa công ty và mức độ hoàn thành công việc của nhân viên trong năm.

Chị Phạm Phương Thảo (Ảnh: NVCC).

"Thưởng Tết là cách ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của người lao động, là phần thưởng xứng đáng cho một năm làm việc, chứ không phải là khoản tiền để ràng buộc họ", chị Thảo nhấn mạnh.

Nữ Trưởng phòng tuyển dụng cho biết, thưởng Tết không phải là quy định bắt buộc. Đây là phần quyền lợi nhằm tăng tính cạnh tranh trong doanh nghiệp.

Thực tế trong quá trình tham gia tuyển dụng, chị Thảo nhận thấy có nhiều công ty muốn "săn" lao động trước Tết sẵn sàng trả thêm phần thưởng này để sớm chiêu mộ được người phù hợp.

Thêm vào đó, dù thưởng Tết thường được chú ý vào cuối năm, nhưng trong thực tế, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi phương thức chi thưởng. Thay vì chỉ một khoản thưởng cuối năm, nhiều công ty hiện nay chi thưởng theo nhiều đợt, ví dụ như vào cuối quý, trước Tết hoặc sau Tết...

Nhận thưởng Tết rồi nhảy việc có phải vô ơn?

Nhiều lao động làm việc cầm chừng chờ nhận khoản thưởng Tết rồi nhảy việc. Có ý kiến cho rằng hành động này của họ thể hiện sự vô ơn.

Trao đổi về vấn đề này, Tiến sĩ Đinh Thị Hồng Duyên, chuyên gia đào tạo, tư vấn về quản trị doanh nghiệp khẳng định, không có khái niệm "vô ơn" trong quan hệ lao động bởi mối quan hệ này dựa trên hợp đồng và sự thỏa thuận.

Việc nhân viên quyết định nghỉ việc sau khi nhận thưởng Tết là quyền lợi hoàn toàn hợp pháp của họ. Theo bà Duyên, không có quy định nào cấm nhân viên nghỉ việc vào thời điểm này. Khi ký kết hợp đồng, cả hai bên đều có quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể.

"Thưởng Tết chỉ là một phần trong các quyền lợi mà nhân viên được hưởng, không phải là điều kiện để ràng buộc họ phải gắn bó với công ty. Việc gắn mác "vô ơn" cho những người này là không công bằng và thiếu căn cứ", vị chuyên gia khẳng định.

Theo bà Duyên, một trong những điểm chạm mà doanh nghiệp cần phải làm để xây dựng trải nghiệm nhân viên xuất sắc là khoảng thời gian trước - trong và sau nghỉ việc.

Người lao động ngóng trông khoản thưởng dịp cuối năm (Ảnh minh họa: Thanh Bình).

Việc suy nghĩ tích cực, nhân viên đã cống hiến trọn năm và đến thời điểm  thấy rõ sự không phù hợp giữa hai bên, hãy giúp họ thuận lợi nhất trên chặng đường đi sắp tới.

"Điều đó sẽ tạo nên những dấu ấn tốt đẹp và xây dựng nên một thương hiệu tuyển dụng, một hình ảnh đẹp không chỉ trong mắt người đi mà còn với người ở lại", bà Duyên nhấn mạnh.

Từ thực tế, vị chuyên gia này thấy rằng nhân viên nghỉ việc sau Tết có nhiều lý do như tìm kiếm cơ hội mới, không hài lòng với công việc hiện tại, muốn có thời gian nghỉ ngơi, thay đổi môi trường...

Thay vì đổ lỗi cho nhân viên "vô ơn", các doanh nghiệp nên nhìn nhận lại chính sách của mình, có những khảo sát hoặc buổi nói chuyện 1-1 để tìm ra lý do, những vấn đề thực tế.

Có thể có những vấn đề tồn tại trong công ty mà nhân viên chưa được giải quyết, dẫn đến việc họ muốn ra đi và việc ứng xử của người quản lý có thể khiến họ giải quyết được các khúc mắc này. 

Từ thực tế trên, bà Duyên cho rằng, người lao động nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định nghỉ việc. Hãy tìm hiểu kỹ về công việc mới, so sánh ưu nhược điểm của cả hai công việc để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho bản thân.

Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng nên tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, có cơ hội thăng tiến để giữ chân nhân tài. Đồng thời, cần có những chính sách đãi ngộ hấp dẫn để thu hút và giữ chân nhân viên.

分享到: