当前位置: 当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【bxh bangladesh】Quyết toán thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết ra sao 正文

【bxh bangladesh】Quyết toán thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết ra sao

2025-01-10 01:33:16 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín 点击:638次

Quyết toán thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết ra sao

Báo đầu tư

Nhiều doanh nghiệp lợi dụng hoạt động vay mượn giữa công ty mẹ với công ty con,ếttoánthuếvớidoanhnghiệpcógiaodịchliênkếbxh bangladesh giữa các công ty thành viên trong cùng tập đoàn, tổng công ty để giảm thiểu số thuế phải nộp.

Mượn tiền của chủ/giám đốc doanh nghiệp cũng là giao dịch liên kết

Mặc dù chỉ còn khoảng 10 ngày nữa là kết thúc quyết toán thuế năm 2020, nhưng do đây là  năm có sự thay đổi về xác định giao dịch liên kết theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP (nhằm tránh chuyển giá) nên vẫn có hàng loạt câu hỏi được doanh nghiệp gửi về Tổng cục Thuế để được hướng dẫn cụ thể.

Do gặp khó khăn về tài chính nhưng không thể tiếp cận vốn ngân hàng, nhiều doanh nghiệp mượn tiền của giám đốc điều hành đồng thời cũng là cổ đông lớn của doanh nghiệp. Thậm chí, để tiết giảm tối đa chi phí trong lúc khó khăn, nhiều doanh nghiệp sử dụng luôn nhà riêng của giám đốc làm trụ sở vì thế đang rất băn khoăn trước mối quan hệ giữa doanh nghiệp và giám đốc có phải là giao dịch liên kết hay không.

Tương tự, một doanh nghiệp không hề có bất cứ giao dịch nào với đối tác nước ngoài (kể cả vốn đầu tư, vốn lưu động cũng như giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ), nhưng tranh thủ thời gian khó khăn do đại dịch Covid-19, doanh nghiệp mượn tiền (không lãi suất) của chủ tịch công ty, cũng không biết có phải là giao dịch liên kết hay không?

Về nội dung này, theo Tổng cục Thuế, trường hợp giám đốc điều hành, kiểm soát doanh nghiệp có ít nhất 10% vốn góp chủ sở hữu vào doanh nghiệp thì quan hệ vay mượn được coi là giao dịch liên kết và kể từ kỳ tính thuế năm 2020 (đang thực hiện quyết toán) phải thực hiện theo các quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Còn giao dịch thuê, mượn nhà của giám đốc làm văn phòng không phải là giao dịch liên kết.

“Kể cả trường hợp doanh nghiệp mượn tiền không lãi suất của chủ tịch, giám đốc công ty, đã trả gần hết mà chủ tịch, giám đốc sở hữu ít nhất 10% vốn chủ sở hữu cũng được coi là có quan hệ liên kết nên khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện kê khai thông tin giao dịch liên kết theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP”, ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế cho biết.

Chủ tịch HĐQT Công ty A; B và C cho biết, Công ty A góp 30%, Công ty B góp 70% vốn điều lệ vào Công ty C và hiện không biết xác định tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thế nào. Theo ông Phụng, mối quan hệ giữa Công ty A, B, và C là quan hệ liên kết do một cá nhân làm chủ tịch HĐQT vì vậy, nếu trong năm 3 doanh nghiệp này có phát sinh giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính… thì các giao dịch này thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định 132/2020/NĐ-CP.  

“Khi đó tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệpkhông vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) cộng chi phí khấu hao của doanh nghiệp. Phần chi phí lãi vay không được trừ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ”, ông Phụng cho biết.

Giao dịch liên kết cũng được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020

Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam hoạt động nhờ vốn vay ngân hàng, trong đó có không ít doanh nghiệp vay ngân hàng với số tiền chiếm trên 25% vốn chủ sở hữu nên cũng rất băn khoăn về mối quan hệ vay mượn này có phải là giao dịch liên kết không?

Theo Tổng cục Thuế, một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay thì được coi là giao dịch liên kết. Vì vậy, trường hợp doanh nghiệp vay ngân hàng thương mại với tỷ lệ trên 25% vốn chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn được xác định là các bên có quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch phát sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng là giao dịch liên kết. Việc xác định tỷ lệ 25% trên vốn chủ sở hữu được tính trên tổng số dư nợ vay.

Vay mượn là hoạt động phổ biến diễn ra giữa các công ty có mối liên hệ liên kết và giữa công ty con với công ty mẹ. Tuy nhiên, do cách xác định mức trần chi phí được trừ khác nhau (20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay cộng chi phí khấu hao của doanh nghiệp theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP; 30% theo Nghị định 68/2020/NĐ-CP và Nghị định 132/2020/NĐ-CP) cũng khiến nhiều doanh nghiệp không biết tính mức trần chi phí được trừ đối với lãi vay ra sao.

Một doanh nghiệp chế xuất 100% vốn đầu tư nước ngoài vay tiền từ công ty mẹ nhưng chi phí lãi vay năm 2018 và 2019 đến năm 2020 mới thanh toán và không biết toàn bộ khoản lãi này có được tính vào chi phí được trừ theo Nghị định nào.

Theo Tổng cục Thuế, số tiền lãi vay năm 2018 và 2019 đến năm 2020, doanh nghiệp mới trả cho công ty mẹ là chi phí lãi vay phát sinh tương ứng với doanh thu của kỳ tính thuế năm 2018 và năm 2019 nên phải thực hiện theo mức trần được quy định tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP  do thời điểm doanh nghiệp chi trả chi phí lãi vay vào năm 2020 không tương ứng với doanh thu hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm 2020 nên không được tính vào chi phí được trừ của năm 2020.

Để hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, năm 2020, Quốc hội Nghị quyết 116/2020/QH14 giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp có giao dịch liên kết hiện không biết có thuộc đối tượng được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp hay không.

Theo Tổng cục Thuế, việc kê khai, xác định giá giao dịch liên kết để xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp  được thực hiện khi doanh nghiệp kê khai quyết toán thuế năm 2020 (kết thúc vào 31/3/2021). Nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 thì phần liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với giao dịch liên kết cũng được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

Link bài gốc