Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri ( Ảnh: Anh Sơn). |
Trung ương đã có chủ trương khuyến khích cán bộ có sai phạm thì tự giác xin thôi việc,ổngBíthưKhôngphảixửnặngcáchhếtchứcvụmớilàtốlich thi dau c3 tự giác nộp lại tiền của đã tham ô, tham nhũng thì sẽ được xem xét miễn giảm, xử nhẹ hơn. Đây là cái mới, rất nhân văn. Không phải xử nặng mới là tốt, không phải cách hết chức vụ mới là tốt.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói như trên tại cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội, sáng 19/11.
Cũng như nhiều cuộc tiếp xúc khác, phòng, chống tham nhũng là vấn đề được cử tri rất quan tâm.
Theo cử tri Nguyễn Văn Chương (phường Láng Hạ, quận Đống Đa), thời gian qua công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã được thực hiện mạnh mẽ, không có vùng cấm. Song, tội phạm tham nhũng, chức vụ có chiều hướng tăng, phạm vi ngày càng mở rộng ở các lĩnh vực, tỉnh, thành, huyện, xã, bộ, ngành với thủ đoạn tinh vi, phức tạp.
Vị cử tri này đề nghị làm tốt hơn nữa công tác phòng chống tham nhũng theo hướng “từ sớm, từ xa”, ngăn chặn từ trong trứng tránh để thành ung nhọt mới phát hiện ra và xử lý.
Cạnh đó, ông Chương còn đề nghị cần sáng suốt, công tâm trong sử dụng cán bộ, nhất là người đứng đầu. Đồng thời, rà soát, sửa đổi Bộ luật Hình sự, không để “biên độ” của khung hình phạt một tội danh quá rộng.
Cũng về phòng, chống tham nhũng, cử tri Nguyễn Anh Dũng (phường Phương Liên, quận Đống Đa) nhận xét, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã “trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược” như phát biểu của Tổng Bí thư.
Đề cập vụ án vụ án xảy ra tại Công ty An Đông với bị can Trương Mỹ Lan và đồng phạm, ông Dũng cho rằng, đây là vụ án rất, phức tạp nhưng phải làm, càng khó càng phải quyết tâm làm.
Ông Dũng bày tỏ, cử tri mong muốn tiếp tục điều tra, đưa ra ánh sáng các cụ án tham nhũng, xử lý nghiêm sai phạm theo quy định của pháp luật.
Cảm ơn cử tri đã có nhiều ý kiến đóng góp thiết thực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết sẽ tiếp thu tất cả để báo cáo với Quốc hội.
Hồi âm quan tâm của cử tri về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thông tin, hiện nay không chỉ có Ban Chỉ đạo Trung ương, mà 100% các tỉnh, thành đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
Hà Nội là Thủ đô, phải gương mẫu làm trước, Tổng Bí thư nhắc lại điều ông đã nói ở cuộc tiếp xúc cử tri lần trước.
Ông cũng nêu lại quan điểm "anh nào" trong Ban Chỉ đạo mà tham nhũng thì “xử lý trước”. Cán bộ tham gia vào Ban Chỉ đạo mà tham nhũng là không được. "Chân mình thì lấm bê bê/lại cầm bó đuốc đi rê chân người, thì ai người ta chịu" - Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Phải giữ được phẩm chất, tư cách, đạo đức, lối sống trong sạch. Phải làm sao giữ cho được kỷ luật, kỷ cương, Tổng Bí thư nêu rõ và nhấn mạnh, vừa rồi đã bắt một loạt vụ tưởng như không làm được.
Hôm qua (18/11), Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực họp đã thống kê bao nhiêu vụ đã làm và sắp tới sẽ làm vụ nào, kể tên từng vụ chứ không có gì bí mật , “khối anh sợ” - Tổng Bí thư trao đổi với cử tri.
“Không thể không làm vì đã rõ quá”, Tổng Bí thư nêu quan điểm và nhắc lại, phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã trở thành xu thế, đòi hỏi của cuộc sống nên không thể không làm, nên phải kiên quyết kiên trì, không ngừng không nghỉ.
Tổng Bí thư cho biết, Trung ương đã có chủ trương khuyến khích cán bộ có sai phạm thì tự giác xin thôi việc, tự giác nộp lại tiền của đã tham ô, tham nhũng thì sẽ được xem xét miễn, giảm, xử nhẹ hơn. Đây là điểm mới, rất nhân văn.
“Không phải xử nặng mới là tốt, không phải cách hết chức vụ mới là tốt”, Tổng Bí thư nói và nêu lại việc 3 Ủy viên Trung ương tự giác xin thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương sau khi bị kỷ luật. Ông cũng nhấn mạnh, nếu cán bộ nào ngoan cố thì phải xử và hiện nay đang làm một số vụ.
"Tôi nhắc lại Hà Nội phải gương mẫu trong công tác này, phòng là tốt nhất, đừng để xảy ra mới chống”, Tổng Bí thư phát biểu.
Vị lãnh đạo cao nhất của Đảng nói: Đây là cuộc đấu tranh trong chính chúng ta, trong mỗi con người chúng ta, cho nên phải làm kiên trì, làm bền bỉ, phương pháp đúng, nhân văn, nhân đạo, nhân ái, nhân tình, chứ không phải cốt xử nặng. Chúng ta khuyến khích ai đã trót “nhúng tràm” rồi thì rửa tay đi, như thế nhẹ nhàng hơn.
Khái quát lại, Tổng Bí thư cho rằng, cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng phải kiên quyết, kiên trì, lâu dài, bền bỉ vì “xong vụ này lại xảy ra vụ khác”.
Chưa kể, có vụ khi xảy ra thì có người trốn đi nước ngoài, nhưng Tổng Bí thư nói rõ, trốn đi nước ngoài thì thực hiện các biện pháp để bắt về nước rồi xử lý, trường hợp đã thực hiện các biện pháp mà chưa có kết quả thì xử vắng mặt.
“Luật pháp của nước ta cho phép xử vắng mặt, trốn cũng không được, trốn đi vẫn có quyền xử vắng mặt, tuyên bố công khai. Phải phòng chống tham nhũng quyết liệt như vậy, nếu không sẽ làm hư hỏng bộ máy, làm mất chế độ của chúng ta”, Tổng Bí thư nói rõ.
Ông đề nghị cử tri tiếp tục quan tâm ủng hộ để tiếp tục chống "giặc nội xâm" đạt kết quả cao nhất.