Dự án mô hình nuôi dê tạo sinh kế cho người nghèo trên địa bàn thị trấn Ngã Sáu,ểnvọngmhnhnuidtạosinhkếchongườlịch thi đấu hạng nhất huyện Châu Thành, được triển khai với kỳ vọng giúp người dân có thêm tư liệu sản xuất, cải thiện đời sống và tăng thu nhập.
Hộ dân tham gia dự án sẽ được tham quan, tập huấn, tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.
Dự án mô hình nuôi dê tạo sinh kế cho người nghèo trên địa bàn thị trấn Ngã Sáu được thực hiện tại các ấp Khánh Hội, Thuận Hưng, Đông Bình, Đông Mỹ, Phước Thuận, Tân Hưng và ấp Thị Trấn. Qua đây, nhằm hỗ trợ xây dựng, nhân rộng các mô hình tại gia đình bằng việc hỗ trợ nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023. Cụ thể, dự án sẽ giúp tạo việc làm cho 20 hộ tham gia mô hình, các hộ tham gia được tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, tiết kiệm chi phí, tạo ra sản phẩm có giá trị, tăng thu nhập, góp phần giải quyết việc làm ở địa phương. Phấn đấu giúp cho 15 hộ sau khi tham gia dự án được thoát nghèo bền vững.
Là một trong số 20 hộ được chọn tham gia dự án, ông Đinh Quốc Tuấn, ở ấp Phước Thuận, thị trấn Ngã Sáu, phấn khởi cho biết: “Từ sự hỗ trợ của dự án về con giống, tôi tự mình tham khảo thêm ở nhiều nơi để xây khu chuồng có quy mô phù hợp. Để khởi đầu cho việc chăn nuôi dê đạt hiệu quả cao, tôi học thêm kỹ thuật chăm sóc, các bệnh thường gặp và cách phòng trị bệnh trên loài vật nuôi này, cách chăm sóc dê sinh sản… Hy vọng rằng, với bước khởi đầu này sẽ giúp gia đình cải thiện đời sống, tăng thu nhập”.
Trong khuôn khổ của dự án, tập trung các hoạt động tuyên truyền, khảo sát, lựa chọn các hộ tham gia mô hình. Phổ biến công khai mục tiêu, nguồn kinh phí, nội dung và mức hỗ trợ cho các hộ tham gia. Theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động dự án, nhất là các đối tượng được thụ hưởng. Về hình thức hỗ trợ, thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình bằng con giống. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong quá trình sản xuất được yêu cầu đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch để phục vụ chăn nuôi; xây dựng hàng rào bao quanh khu vực chăn nuôi. Cung cấp hệ thống sưởi ấm khi nhiệt độ môi trường hạ thấp hoặc đến mùa sinh sản. Đối tượng được chọn tham gia mô hình còn được tham gia các hội thảo, tập huấn nâng cao kiến thức.
Ông Nguyễn Văn Thái, người dân ở ấp Phước Thuận, thị trấn Ngã Sáu, cho biết: “Tôi rất phấn khởi khi được chọn tham gia dự án mô hình nuôi dê tạo sinh kế cho người nghèo trên địa bàn. Hiện nay, tôi đang chuẩn bị xây dựng mới khu chuồng nuôi, sẵn sàng để tiếp nhận con giống. Ngoài nguồn cỏ cho dê ăn, tôi dự kiến sẽ tận dụng thêm nguồn phế phẩm từ cây mít để cho dê ăn, từ đó giúp tiết kiệm được chi phí chăn nuôi, tăng lợi nhuận”.
Phó Bí thư Đảng ủy thị trấn Ngã Sáu, ông Trần Văn Hiền cho biết: Thị trấn Ngã Sáu là địa phương đầu tiên trên địa bàn huyện Châu Thành triển khai mô hình. Qua đây, nhằm hỗ trợ xây dựng, nhân rộng các mô hình tại gia đình bằng việc hỗ trợ nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023. Góp phần nâng cao thu nhập cho người dân thông qua các hoạt động sản xuất phù hợp với điều kiện hiện có, khả năng lao động, nguồn lực thực tế của người dân để các đối tượng có cơ hội chuyển đổi phương thức sản xuất có hiệu quả. Bên cạnh đó, dự án còn giải quyết được công ăn việc làm tại chỗ cho hộ tham gia, góp phần giảm số người thất nghiệp, nâng cao đời sống cho người dân. Phát huy mô hình làm ăn hiệu quả, thúc đẩy phát triển sản xuất tạo ra giá trị kinh tế cao.
Bài, ảnh: NGỌC ANH