Có thêm nhiều nghiên cứu giúp giải mã về những đặc tính nguy hiểm của biến thể Delta khi nó được đánh giá là một trong những biến thể dễ lây nhiễm nhất.
Một người đàn ông đeo khẩu trang bước qua hình ảnh minh họa vi-rút. Ảnh: REUTERS
Khi Mỹ đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ tư,ệnmớivềđặctnhnguyhiểmcủabiếnthểxếp hạng bóng đá nữ thế giới các nhà khoa học đã hiểu hơn về biến thể Delta lần đầu tiên được ghi nhận ở Ấn Độ hồi tháng 3: Đây là một trong những loại vi-rút về hô hấp dễ lây lan nhất từng được biết tới, gây nên các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với các biến thể khác và có khả năng thoát khỏi các kháng thể lớn hơn.
Minh chứng cho những đặc điểm này đã rõ ràng. Biến thể Delta làm tăng vọt số cas mắc Covid-19, số cas nhập viện và cas tử vong trên khắp nước Mỹ cũng như toàn thế giới. Với việc nới lỏng giãn cách xã hội và quy định đeo khẩu trang, chiến dịch tiêm vắc-xin không được thực hiện hiệu quả tại một số khu vực ở Mỹ cũng như những hạn chế trong việc tiếp cận vắc-xin ở những nơi khác, biến thể Delta nhanh chóng trở thành biến thể áp đảo tại Mỹ khi chiếm hơn 93% số cas mắc mới, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) cho hay. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể này cũng đã lan rộng ra hơn 135 quốc gia và vùng lãnh thổ.
CDC ước tính, biến thể Delta dễ lây nhiễm như bệnh thủy đậu và chỉ ít lây nhiễm hơn bệnh đậu mùa, vốn được coi là một trong những vi-rút dễ lây lan nhất. Hiện nay, biến thể Delta đang “lan rộng như cháy rừng” ở phía Nam nước Mỹ, đặc biệt là tại bang Louisiana, một trong những nơi có tỷ lệ tiêm vắc-xin thấp nhất nước Mỹ khi chỉ 37% dân số được tiêm vắc-xin đầy đủ, thấp hơn hẳn so với tỷ lệ 50% trên toàn quốc. Tại Mỹ, số cas mắc hàng ngày trung bình hiện nay là 100.000 trường hợp, gấp 9 lần so với giữa tháng 6.
Để theo dõi một căn bệnh truyền nhiễm lây lan như thế nào, các nhà dịch tễ học sử dụng một phép đo lường gọi là hệ số lây nhiễm cơ bản, hay R0. R0 là số cas lây nhiễm trung bình mà một trường hợp có thể lây sang trong suốt thời kỳ lây nhiễm trong dân số chưa có miễn dịch. Trong đại dịch cúm năm 1918, trung bình 1 người có thể lây nhiễm cho từ 2-3 người khác, điều đó tức là hệ số R0 là khoảng từ 2-3. Vi-rút SARS đầu tiên năm 2002 có hệ số lây nhiễm cơ bản là 3 trong khi dịch MERS năm 2012 có R0 là từ 0,69-1,3.
Hiện nay, CDC ước tính, những người nhiễm biến thể Delta có thể lây cho trung bình từ 5-9,5 người. Con số này cao hơn so với chủng vi-rút ban đầu tại Vũ Hán, có R0 từ 2,3-2,7, trong khi biến thể Alpha có R0 từ 4-5. Biến thể Delta dễ lây nhiễm tương tự như bệnh thủy đậu, có R0 từ 9-10.
Nếu R0 lớn hơn 1, số người mắc bệnh sẽ tiếp tục tăng lên theo cấp số nhân cho tới khi tất cả những người mắc bệnh tử vong, hoặc hồi phục, hoặc đạt được miễn dịch cộng đồng. Nếu R0 nhỏ hơn 1, dịch bệnh sẽ dần dần chấm dứt.
Với chủng vi-rút SARS-CoV-2 ban đầu, miễn dịch cộng đồng có thể đạt được khi 67% dân số được chủng ngừa, cả qua tiêm vắc-xin và miễn dịch tự nhiên.
“Với biến thể Delta, ngưỡng miễn dịch cộng đồng ước tính là trên 80% hoặc có lẽ tiến gần tới 90%”, Ricardo Franco, giáo sư về y học tại Đại học Alabama tại Birmingham nhận định.
Tin tốt là vắc-xin vẫn có hiệu quả cao trong việc bảo vệ con người trước biến thể Delta nói riêng và dịch Covid-19 nói chung. Việc tiêm vắc-xin đã cứu sống xấp xỉ 279.000 người dân Mỹ vào cuối tháng 6-2021 và ngăn được 1,25 triệu cas nhập viện. Tương tự, ở Anh, vắc-xin đã ngăn chặn được 30.300 cas tử vong, 46.300 cas nhập viện và 8,15 triệu cas lây nhiễm. Chiến dịch tiêm vắc-xin thần tốc ở Israel cũng giúp quốc gia này giảm 77% số cas mắc và 68% số cas nhập viện so với thời kỳ đỉnh dịch vào tháng 1-2021.
Theo giới chức WHO, thế giới chỉ có thể đẩy lùi đại dịch khi chia sẻ vắc-xin một cách công bằng trên toàn cầu. Đây là vũ khí mạnh mẽ nhất trong cuộc chiến chống lại đại dịch và nó đang nằm trong tay chúng ta, nếu biết vận dụng một cách hiệu quả. WHO đang hối thúc các nỗ lực toàn cầu hướng tới mục tiêu tất cả các quốc gia trên thế giới có thể tiêm chủng cho ít nhất 70% dân số vào giữa năm 2022.
NGUYỄN TẤN tổng hợp