Đề văn thi tốt nghiệp THPT 2024: Phân hóa cao,ĐềvănthitốtnghiệpTHPTPhânhóacaohọcsinhgiỏimớiđạbxh j league 2 học sinh giỏi mới đạt 8-8,5
Hoàng Hồng(Dân trí) - Nhiều giáo viên nhận định, đề văn thi tốt nghiệp THPT 2024 có độ phân hóa cao, phổ điểm tập trung ở khoảng 5,5-6,5.
Đề thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2024 đánh dấu sự chuyển tiếp quan trọng từ chương trình giáo dục phổ thông 2006 sang chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Cô Dương Thị Thanh Thủy - Tổ trưởng tổ Ngữ văn, Trường THCS và THPT M.V. Lô-mô-nô-xốp, Hà Nội - nhận định: "Đề thi này không chỉ là cơ hội cuối cùng để đánh giá và phản ánh năng lực của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2006 mà còn là bước chuẩn bị quan trọng cho sự chuyển đổi sang chương trình mới.
Việc thiết kế đề thi cần có tính toàn diện, bao quát để đảm bảo tính phù hợp và chất lượng của giáo dục".
Nói về đề văn năm nay, cô Thủy cho biết, đề có cấu trúc rõ ràng, giữ ổn định trong những năm gần đây nên học sinh không bất ngờ và được ôn luyện kĩ càng. Đề minh họa Bộ GDĐT công bố ngày 22/3 cũng bám sát cấu trúc này nên khá thuận lợi cho học sinh trong quá trình thực hiện bài thi.
Tuy nhiên, theo cô Thủy, độ khó và tính phân loại của đề cao hơn so với năm 2023.
Đề thi sử dụng ngữ liệu Đọc hiểu là một đoạn văn trích từ bài viết "Dòng sông và những thế hệ của nước" của tác giả Nguyễn Quang Thiều, có nội dung sâu sắc và ngôn ngữ giàu hình ảnh.
Phần Đọc hiểu có hỏi 4 câu hỏi. Hai câu 1,2 ở mức độ nhận biết những câu hỏi hầu như học sinh nào cũng có thể làm được.
Câu 3 (mức độ thông hiểu) đòi hỏi học sinh phải tư duy để chỉ rõ tác dụng của việc liên tưởng dòng chảy của con sông với lịch sử sáng tạo nghệ thuật.
Câu 4 (mức độ vận dụng) từ suy ngẫm của tác giả, học sinh rút ra bài học về lối sống cho bản thân.
Các câu hỏi trong đề thi yêu cầu học sinh không chỉ nhận diện, trích lọc thông tin mà còn phải chỉ rõ được tác dụng của việc liên tưởng, tìm ra bài học vận dụng vào đời sống cho bản thân.
Việc này đặt ra thách thức đối với học sinh không chỉ về khả năng đọc hiểu mà còn về khả năng suy nghĩ logic, phân tích và tư duy sâu.
Câu nghị luận xã hội yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về "ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính". Để hoàn thành câu hỏi này, học sinh thực hiện đúng kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội: bàn luận về ý nghĩa của vấn đề, lấy những dẫn chứng đời sống để minh họa và rút ra bài học của bản thân.
Câu nghị luận văn học yêu cầu học sinh phân tích đoạn trích trong tác phẩm "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm, từ đó nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện trong đoạn trích thơ.
"Đây là tác phẩm học sinh chắc chắn được ôn tập kĩ, không bất ngờ nên học sinh có thể hoàn thành bài thi tốt.
Tuy nhiên, đề bài đòi hỏi học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức về tác giả, tác phẩm, thành thạo kĩ năng phân tích đoạn trích thơ, mà còn phải thực sự hiểu sâu nội dung tư tưởng của tác phẩm mà tác giả gửi gắm.
Đề bài nghị luận văn học này có tính phân hóa cao", cô Thủy nhận định.
Cô Thủy cũng đưa ra dự đoán về phổ điểm: Học sinh trung bình nắm chắc kiến thức cơ bản có thể đạt được điểm 5.5-6.6, đủ đảm bảo để xét tốt nghiệp. Học sinh khá có thể đạt được điểm 7-7,5. Học sinh giỏi có thể đạt được điểm 8-8,5 trở lên.
Cùng chung dự đoán, cô Nguyễn Thị Quỳnh Anh - giáo viên môn ngữ văn tại Tuyensinh247 nêu nhận xét: "Học sinh trung bình có thể giải quyết được 5-6 điểm, học sinh khá có thể đạt được 7 điểm, mức 8.5 điểm trở lên có thể phân loại rõ ràng đối tượng học sinh giỏi.
Theo cô Quỳnh Anh, câu nghị luận xã hội không quá khó, học sinh chỉ cần làm đúng dung lượng, chú ý nhấn mạnh ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính, lấy dẫn chứng phù hợp và có những phản đề, liên hệ sâu sắc.