【ty le keo cup c1】Đánh thức giấc mơ ngủ đông điện hạt nhân: Bài 2: Chuyến thị sát đặc biệt của Tổng Bí thư

 人参与 | 时间:2025-01-26 03:59:11
Đánh thức 'giấc mơ ngủ đông' điện hạt nhân - Bài 1: Giấc mơ lớn qua 3 kỳ Đại hội Đảng Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần có cách nhìn mới đánh thức đất và người Ninh Thuận

Chuyến thăm sau một thập kỷ

Buổi chiều cuối năm nắng nhẹ,ĐánhthứcgiấcmơngủđôngđiệnhạtnhânBàiChuyếnthịsátđặcbiệtcủaTổngBíthưty le keo cup c1 biển Phước Dinh xanh ngắt một màu trước những cánh đồng điện gió chong chóng quay tít. Nhịp sống thường nhật ở thủ phủ năng lượng miền Nam bây giờ là vậy. Ít người biết có một điều đặc biệt, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới trực tiếp thị sát nơi được chọn xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 tại thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

Điều đó phần nào cho thấy sự quan tâm, sâu sát của người lãnh đạo cao nhất trước một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta.

Buổi sáng khi làm việc với lãnh đạo tỉnh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhắc đến chi tiết tròn 10 năm sau chuyến thăm Ninh Thuận của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông mới trở lại Ninh Thuận và rất xúc động trước những đổi thay ở vùng đất “vượt lên nghịch cảnh này”.

Tổng Bí thư Tô Lâm thị sát địa điểm khảo sát xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1
Tổng Bí thư Tô Lâm thị sát địa điểm khảo sát xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1

Một trong những điều mà Tổng Bí thư quan tâm nhất là lắng nghe tâm tư nguyện vọng của Ninh Thuận, triển khai chủ trương lớn, tạo đột phá phát triển nhưng an toàn cho dân vẫn phải đặt lên hàng đầu. Có lẽ vì thế trong phát biểu của mình, Tổng Bí thư nhiều lần đề cập vấn đề này. Ông khẳng định, điện hạt nhân là nguồn điện nền, xanh và bền vững. Điện hạt nhân ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm lựa chọn và tiếp tục phát triển. Trong lịch sử có một số sự cố về các nhà máy điện hạt nhân nhưng xét về xác suất là vô cùng thấp. Hơn nữa, những công nghệ hạt nhân hiện nay đã tiến bộ rất xa, trải qua rất nhiều thế hệ mới so với những công nghệ cũ trước đây.

Ý Đảng lòng dân thống nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm cũng rất quan tâm tới cuộc sống người dân vùng dự án khi nêu rõ, người dân Ninh Thuận và các địa phương lân cận chia sẻ, dành nguồn lực (đất đai, tài nguyên) để phát triển dự án năng lượng phục vụ sự phát triển cho cả nước, chắc chắn sẽ phải được tái phân phối, thụ hưởng những thành quả xứng đáng của sự phát triển. “Đảng và Nhà nước sẽ phải đảm bảo lựa chọn những công nghệ hạt nhân tốt nhất, chọn những đối tác tư vấn tốt nhất, đào tạo nhân lực quản lý tốt nhất để bảo đảm vận hành an toàn và hiệu quả dự án năng lượng này của quốc gia, không chỉ vì thế hệ hiện tại mà còn cho thế hệ con cháu mai sau” - Tổng Bí thư khẳng định.

Đứng hồi lâu ngắm khu vực ven bờ biển Phước Dinh đẹp như một bức tranh, Tổng Bí thư chăm chú lắng nghe báo cáo của ông Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận về dự án. Dõi theo đường chỉ của ông Hoàng trên bản đồ về tuyến đường kết nối ven biển, về triển vọng các khu công nghiệp, dịch vụ, trung tâm năng lượng và đổi mới sáng tạo tương lai, các khu tái định cư cho người dân không xa gần đó, Tổng Bí thư gật đầu hài lòng.

"Nếu làm sớm, làm tốt thì cả vùng biển này sẽ cất cánh. Không chỉ điện hạt nhân mà công nghiệp, dịch vụ, nuôi trồng thuỷ hải sản lân cận đây vẫn phát huy rất tốt"- Tổng Bí thư nói.

Đánh thức giấc mơ ngủ đông điện hạt nhân: Bài 2: Chuyến thị sát đặc biệt của Tổng Bí thư
Ông Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận báo cáo với Tổng Bí thư về quy hoạch dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1

Tại buổi làm việc trước đó, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận báo cáo với Tổng Bí thư Tô Lâm sự đồng thuận cao của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh.

Trước đó, trả lời báo chí, ông Trần Quốc Nam – Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận khẳng định, cùng với người dân cả nước, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Ninh Thuận đồng thuận cao về việc xây dựng dự án điện hạt nhân.

Nói về chủ trương tái khởi động điện hạt nhân, ông Trần Quốc Nam nhấn mạnh Ninh Thuận rất vinh dự được gánh một trọng trách quan trọng, là nơi đảm bảo an ninh năng lượng trong kỷ nguyên mới của đất nước.

Đối với tâm tư của người dân tại xã Phước Dinh (huyện Thuận Nam) và xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải) – nơi từng quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2, ông Trần Quốc Nam cho biết bà con mong muốn ổn định đời sống sản xuất, sinh hoạt.

Ổn định ở đây có nghĩa là không phải bà con ổn định tại vị trí quy hoạch nhà máy điện hạt nhân cũ, mà hiểu là nếu bà con được về nơi tái định cư, nơi di dời mới để nhà nước làm nhà máy, phải là tốt nhất”.

Thật ra sự đồng thuận của người dân đã rõ từ hơn 10 năm trước, khi dự án đang chuẩn bị. Các phóng viên Báo Công Thương ngày ấy từng nhiều lần về vùng biển này ghi nhận ý kiến người dân. Báo Công Thương số ra ngày 29/10/2010 đăng bài “Lòng dân đã thuận” thuật lại chuyện đoàn đại diện nhân dân địa phương đi thăm nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản. Ông Nguyễn Thành Du - trưởng thôn Vĩnh Trường, huyện Thuận Nam khi ấy kể: “Ở bển nhà máy sạch lắm, ít người làm. Tôi được đi cạnh các lò “hạt nhân” đang hoạt động mà có làm sao. Giáp nhà máy dân vẫn ở sinh hoạt bình thường. Được đi thăm quan, nhìn tận nơi, hiểu cặn kẽ tui về tuyên truyền trong xóm, bà con vui, quyết tâm ủng hộ chủ trương xây dựng nhà máy của Đảng và Chính phủ. Chỉ mong dự án sớm triển khai thôi”.

Trong xóm của ông Du, được đi Nhật còn có già làng Nguyễn Văn Lậy khen nhà máy họ đẹp, nhiều khách du lịch tham quan nên dân quanh vùng sống khỏe. Khi phóng viên hỏi vui: Thế nhà máy xây dựng xong, bác sẽ làm gì? Ông trả lời ngay: Tôi sẽ làm dịch vụ cho khách”.

Đánh thức giấc mơ ngủ đông điện hạt nhân: Bài 2: Chuyến thị sát đặc biệt của Tổng Bí thư
Tổng Bí thư Tô Lâm nghe báo cáo và thị sát thực tế về dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1

Báo Nhân Dân số ra ngày 14/11/2010 cũng trích lời già làng Nguyễn Văn Lậy: “Hồi đầu, khi mới nghe tin xây dựng nhà máy điện hạt nhân, dân trong thôn cũng hoang mang lắm. Nhưng rồi, sau nhiều cuộc hội thảo, nhiều cuộc tiếp xúc với cán bộ Ban chuẩn bị đầu tư dự án và các cán bộ của huyện, tỉnh, nhất là sáu người của thôn được đi tham quan thực tế nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản cuối tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua thì bây giờ dân đã thông hết rồi. Ðược giới thiệu đồ án di dân tái định cư rộng 85 ha chỉ cách nơi ở cũ có 5 đến 7 km, đầy đủ các khu chức năng để có thể chuyển đổi nghề, có trường học cho con em, rồi trạm y tế, khu vui chơi... do Sở Xây dựng lập, bà con đều thấy ưng ý lắm”.

10 việc cần làm ngay, thời gian không chờ đợi

Phát biểu tại khu vực Tổng Bí thư thị sát, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo với Tổng Bí thư, mọi việc được đồng thuận, Bộ Công Thương sẽ vào cuộc nhanh nhất, tốt nhất có thể để những chỉ đạo của Tổng Bí thư sớm thành hiện thực.

Trước đó, tại cuộc làm việc buổi sáng, Bộ trưởng đã chuẩn bị kỹ lưỡng, nắm chắc vấn đề, trình bày rõ 10 “việc cần làm ngay” để giải đáp ý kiến, kiến nghị của địa phương đề nghị làm rõ lộ trình triển khai tái khởi động các dự án điện hạt nhân, gồm:

Thứ nhất, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các địa phương, EVN để rà soát và bổ sung quy hoạch liên quan đến 2 dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận vào Quy hoạch điện VIII. Dự án này dự kiến sẽ được khởi động lại từ tháng 1/2025 và chúng ta cần hoàn thành các công đoạn này trước tháng 3/2025, dự kiến phát điện trước 2035. Đây là một công việc rất quan trọng, bởi trước đó dự án đã bị đóng băng do nhiều lý do, nhưng việc tái khởi động là hoàn toàn phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.

Thứ hai, Bộ Công Thương sẽ chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tham mưu xây dựng và ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Điện lực sửa đổi theo qui trình rút gọn, có hiệu lực cùng với hiệu lực của Luật Điện lực sửa đổi (1/1/2025) kèm theo đó là các cơ chế, chính sách cụ thể cho các dự án điện lực.

"Điều đáng mừng là Luật Điện lực sửa đổi đã có các chương quy định về điện hạt nhân, trong đó có các cơ chế, chính sách ưu đãi về đầu tư và khuyến khích đầu tư", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Đánh thức giấc mơ ngủ đông điện hạt nhân: Bài 2: Chuyến thị sát đặc biệt của Tổng Bí thư
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên báo cáo với Tổng Bí thư về tiềm năng, thế mạnh của Ninh Thuận về phát triển điện năng lượng, trong đó có điện hạt nhân

Thứ ba, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo, rà soát các công việc và triển khai để giao EVN làm chủ đầu tư các dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận. Việc này sẽ làm và phải hoàn thành xong trước ngày 1/2/2025 để trùng với thời điểm các quy định có hiệu lực.

Thứ tư, Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền để xin chủ trương tái đàm phán, ký Hiệp định với Nga hoặc Nhật Bản theo cam kết cũ là vừa hỗ trợ về mặt kỹ thuật, vừa hỗ trợ về tài chính, ưu đãi. Hiện nay công nghệ đã thay đổi, chúng ta cũng cần rà soát đàm phán lại để xem áp dụng công nghệ nào? Vốn vay ra sao? Lộ trình thực hiện thế nào? Công nghệ hiện nay rất tốt, rất rẻ và rất an toàn. Việc này muộn nhất trong quý I/2025, khi có chủ trương là lên đường đàm phán ngay.

Thứ năm, chủ đầu tư (EVN) phải khẩn trương thuê tư vấn để rà soát, cập nhật các thông tin, điều chỉnh dự án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại chủ trương đầu tư hoàn chỉnh dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Theo quy chế các dự án đầu tư lớn 10 tỷ USD phải đưa ra Quốc hội phê chuẩn. Dự kiến sẽ trình Quốc hội muộn nhất là vào đầu quý II/2025.

Thứ sáu, sau khi có chủ trương đầu tư dự án mới theo quyết định của cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư sẽ chọn tư vấn xây dựng dự án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt FS. Dự kiến muộn nhất là đầu quý III/2025.

Thứ bảy, chủ đầu tư EVN rà soát lại nguồn nhân lực đã được đào tạo. Nếu còn điều kiện và có nguyện vọng tiếp tục phối hợp với các đối tác đào tạo lại; đồng thời lập kế hoạch đào tạo mới, chú trọng các đối tác có hỗ trợ về mặt kỹ thuật, công nghệ. Việc này hoàn thành trong quý II/2025.

Thứ tám, EVN khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung (nếu cần) và tiếp tục triển khai xây dựng các dự án hạ tầng điện, nước, khu quản lý vận hành, khu chuyên gia, nhà điều hành… Tất cả những gì chuẩn bị cho dự án này là phải triển khai ngay, không chần chừ, không chờ đợi, không có bất kỳ sự trì hoãn nào.

Thứ chín, tỉnh Ninh Thuận tiếp tục triển khai dự án di dân tái định cư. Vướng việc gì cần báo cáo Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan hỗ trợ;

Thứ mười, phải làm thật tốt công tác truyền thông để tạo sự đồng thuận trong Đảng, trong hệ thống chính trị và trong nhân dân.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, 7 nội dung đầu tiên sẽ hoàn thành theo lộ trình đã báo cáo. 3 nội dung cuối là phải triển khai luôn.

Chăm chú lắng nghe phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Tổng Bí thư Tô Lâm rất tâm đắc. Ông nói: "Nếu giải quyết tốt vấn đề năng lượng thì đời sống của nhân dân Ninh Thuận sẽ rất tốt. Đối với điện hạt nhân thì không phải ở đâu cũng làm được, vì vậy, Bộ Công Thương cần phải tham mưu cụ thể về vấn đề truyền tải điện. Chúng ta không sợ dư thừa, phải huy động mọi nguồn lực, thậm chí cả tư nhân để phát huy hết tiềm năng, lợi thế của Ninh Thuận. Điện hạt nhân thì phải là điện công nghệ số, biến đây trở thành trung tâm. Tương lai ở đây là rất sáng, phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công Thương rất ủng hộ việc phát triển này” - Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Tổng Bí thư đánh giá cao phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Những nội dung đó theo Tổng Bí thư là sát thực tiễn và gợi mở nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế, xã hội. “Những ý kiến, kiến nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương rất hay, rất sáng”- Tổng Bí thư Tô Lâm nói.

Hành trình 30 năm đi tìm ‘vùng đất hứa’

Tình cờ bên bờ biển Phước Dinh, chúng tôi gặp TS Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, người đã gắn bó với hành trình hơn 30 năm hiện thực hoá ước mơ điện hạt nhân.

Anh tâm sự: Chương trình phát triển điện hạt nhân được ấp ủ vào những năm 1970, nhưng tới giai đoạn 1996-2009 mới được nghiên cứu một cách nghiêm túc, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và nhu cầu điện rất cao.

Tại thời điểm 2008 khi lập đề án, Chính phủ tính toán tốc độ tăng trưởng kinh tế được dự báo tăng 9-10%, kéo theo nhu cầu tăng trưởng điện 17-20%, tương tự như hiện nay.

Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Vinatom), Bộ Khoa học và Công nghệ được giao chuẩn bị nguồn chuyên gia kỹ thuật, gần 100 người được Viện cử đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài thông qua xin học bổng, sang Liên bang Nga, Nhật, Hàn Quốc, châu Âu và Mỹ. Ngoài nhóm này, còn có khoảng 450 sinh viên, kỹ sư đi học ở Nga và Nhật Bản theo chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đào tạo chuyên của EVN, gồm đào tạo đại học về điện hạt nhân, nâng cao trình độ, đào tạo cán bộ chủ chốt về công nghệ và an toàn nhà máy điện hạt nhân...

Trở lại với vấn đề tìm nơi đặt nhà máy điện hạt nhân, để hỗ trợ các nước thành viên trong công tác lựa chọn địa điểm, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã xây dựng và ban hành một Quy trình chặt chẽ về tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn địa điểm xây dựng với 3 công đoạn sau:

Công đoạn 1: Thăm dò địa điểm.

Công đoạn 2: Đánh giá địa điểm.

Công đoạn 3: Nghiên cứu bổ sung trước và sau khi vận hành.

Đánh thức giấc mơ ngủ đông điện hạt nhân: Bài 2: Chuyến thị sát đặc biệt của Tổng Bí thư
Khu vực triển khai dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 tại thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận

Trong giai đoạn 1996-2000, dự án "Nghiên cứu tổng quan phát triển nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam" triển khai và giai đoạn 2001-2007, tiếp tục dự án "Nghiên cứu tiền khả thi xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam".

Trong giai đoạn 2011-2015, các đối tác là ROSATOM (Liên bang Nga) và Jined (Nhật Bản) triển khai thực hiện trong dự án "Nghiên cứu khả thi xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam".

Ban đầu, các nghiên cứu tìm ra được 20 địa điểm tiềm năng xây dựng nhà máy trên hàng chục tỉnh, thành. Trên cơ sở 20 địa điểm tiềm năng này, lựa chọn ra được 10 địa điểm có xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận và Xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

Mười địa điểm tiềm năng này đã được đưa vào "Báo cáo quy hoạch địa điểm xây dựng các dự án nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam" và trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Tại Quyết định số 906/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 của Thủ tướng Chinh phủ về quy hoạch định hướng phát triển điện hạt nhân, sau khi xem xét và đánh giá, chỉ có 8 địa điểm được đưa vào quy hoạch.

Như vậy, quá trình tìm kiếm địa điểm để xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam đã được triển khai từ gần 30 năm trước. Quá trình nghiên cứu tìm kiếm, phân loại, đánh giá địa điểm đã được triển khai công phu, bài bản trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và xuyên suốt thời gian dài theo đúng các quy định, hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và kinh nghiệm của các nước là đối tác của Việt Nam và cũng đã tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng.

Với các phương án khác nhau, địa điểm Phước Dinh luôn đứng đầu, có điểm cách biệt và thực sự đã được lịch sử lựa chọn cho tới hôm nay.

Điều đất nước cần trong kỷ nguyên vươn mình

Trong câu chuyện chia sẻ với chúng tôi về điều Tổng Bí thư Tô Lâm tâm huyết, sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân, TS. Trần Chí Thành kể về lần tham dự lễ kỷ niệm 70 năm Nhà máy điện hạt nhân Obninsk (LB Nga) gần đây. Năm nay thế giới kỷ niệm 70 năm điện hạt nhân ra đời và nhà máy này nay đã trở thành một bảo tàng, một chứng tích lịch sử về sự phát triển vĩ đại và an toàn của điện hạt nhân trong thế giới đương đại.

Obninsk ngày nay là một thành phố khá thịnh vượng của nước Nga, với nhiều tiềm lực công nghệ và các nhà máy của Công ty Máy tính Kraftway, Công ty Xây dựng Kỹ thuật Luyện kim Rautaruukki, Công ty Dược phẩm Hemofarm, Công ty Lotte Confectionery… Nhưng vào những năm 1940, khi nhà máy mới ra đời và cả sau này vào đầu những năm 1950, không chỉ nỗi nghi ngờ xuất hiện khắp nơi nơi, khiến các chuyên gia cũng thận trọng trước hạt nhân.

Khi Liên Xô tổ chức họp báo, công bố về nhà máy điện hạt nhân, ngay cả Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cũng rất ngạc nhiên, không nghĩ Nhà máy Obninsk có thể nối lưới điện.

Suốt mấy chục năm, trong quá trình vận hành của mình, Obninsk chưa khi nào gây ra những sự cố rò rỉ ảnh hưởng đến môi trường và người dân sống ở thành phố này. Cả một hệ sinh thái khoa học đã được xây dựng ở Thành phố, với 12 cơ sở nghiên cứu gồm: Viện Kỹ thuật Điện hạt nhân Obninsk, Viện Nghiên cứu Phóng xạ Nông nghiệp và Thú y Nga, Viện Nghiên cứu Khí tượng Nông nghiệp Nga, cùng chi nhánh của các viện nghiên cứu liên bang. Nhà máy không chỉ để cung cấp thêm những hiểu biết hỗ trợ Obninsk và cả ngành năng lượng hạt nhân Nga, mà còn phục vụ nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội thiết yếu (như y học, khí tượng khí hậu, nông nghiệp…).

Tạm biệt biển Phước Dinh với niềm tin và khí thế mới có thể giúp dự án điện hạt nhân đang tăng tốc “một ngày bằng nhiều năm”, tôi ấn tượng mãi với câu nói Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần nhắc đi nhắc lại trong buổi làm việc tại Ninh Thuận: “Thời gian không chờ đợi ai!”. Tôi cũng suy ngẫm và liên hệ tới bài học từ bảo tàng điện hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới mà TS Trần Chí Thành chia sẻ.

Khi nhìn lại thành công của nền khoa học hạt nhân cho chúng ta rất nhiều bài học quý giá. Nó khiến mọi người thấy rằng, một nhà máy điện hạt nhân như ở Obninsk hay Phước Dinh có nhiều vai trò lớn đối với một quốc gia, không chỉ là việc cung cấp nguồn điện ổn định và tin cậy mà hơn thế là bước lên những tầm cao hơn của khoa học, công nghệ và quản lý cùng những năng lực khác mà đất nước rất cần trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam!

(Còn nữa)

顶: 72踩: 3934