您现在的位置是:La liga >>正文

【cerezo – vissel kobe】Đồng euro suy yếu

La liga2人已围观

简介Mạng tin “Dự báo Thị trường” mới đây đăng bài phân tích của chuyên gia Peter Zeihan thuộc Trung tâm ...

dong euro suy yeu nguyen nhan noi tai

Mạng tin “Dự báo Thị trường” mới đây đăng bài phân tích của chuyên gia Peter Zeihan thuộc Trung tâm Nghiên cứu Dự báo Stratfor về những nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc đồng tiền chung châu Âu suy yếu, cũng như những khó khăn thách thức mà Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối mặt trên con đường giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực.

Theo bài phân tích, đồng euro hiện đối mặt với hai vấn đề cơ bản, gồm sự thiếu vắng một liên minh chính trị song hành và vấn đề nợ công. Nhiều chuyên gia tài chính trên thế giới cho rằng điều cần thiết để một đồng tiền chung tồn tại đó là một liên minh tài khóa có quyền năng đánh thuế - và đó là điều thực sự cần thiết. Tuy nhiên, cách nhìn này bỏ qua một điểm quan trọng hơn, đó là ai sẽ điều hành liên minh tài khóa đó.

Châu Âu chưa sẵn sàng để hợp nhất. Sự ra đời của một chính thể thống nhất ở châu Âu trong thời bình là bất khả thi, bởi các quốc gia tạo nên châu Âu có sự khác biệt lớn hơn nhiều so với ở Mỹ trước đây hay ở Đức hồi thế kỷ 19.

Vùng Bắc Âu bao gồm các nền kinh tế kỹ trị phát triển ở mức độ cao. Sự thịnh vượng của khu vực này có được là nhờ vùng châu thổ Bắc Âu trù phú và hệ thống sông ngòi thanh bình khiến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy rẻ hơn nhiều so với đường bộ.

Kết quả là Bắc Âu muốn có một đồng tiền mạnh nhằm thu hút đầu tư để bù đắp chi phí cao ngất ngưởng của một nền giáo dục phát triển, hệ thống hạ tầng hàng đầu thế giới và các nhà máy công nghiệp kỹ thuật cao. Do đó, xuất khẩu của các nước Bắc Âu, với hàm lượng giá trị gia tăng lớn, không bị ảnh hưởng bởi một đồng tiền mạnh.

Nam Âu, trái lại, có một địa hình khô hạn và gập ghềnh và không có những dòng sông hiền hòa. Sự bất lợi về địa lý khiến khu vực này không thể có một trung tâm tư bản, đồng thời không có sự thống nhất về chính trị, không có các khu vực “trục lõi”.

Hầu hết các quốc gia đều có các vấn đề chính trị giống như EU thu nhỏ. Ở đây, mỗi địa phương có một đặc tính riêng. Người Nam Âu thường quan tâm tới các vấn đề trong phạm vi gia đình và thành phố hơn là quốc gia, do họ không được hưởng lợi từ một hệ thống giao thông thuận tiện trên cả nước giống như người Bắc Âu. Các nền kinh tế Nam Âu cũng phản ánh điều này. Sự hội nhập chỉ diễn ra trong từng địa phương.

Chỉ duy nhất một địa phương ở Nam Âu đạt được quy mô trung tâm công nghiệp lớn tương đương với các đại đô thị như ở vùng sông Rhine, đó là Po Valley của Italia. Do không có quy mô lớn, các nền kinh tế Nam Âu phụ thuộc nhiều vào một đồng tiền yếu để thúc đẩy xuất khẩu cạnh tranh và tối đa hóa giá trị của những đồng mác Đức hay đồng USD có được từ xuất khẩu.

Trung Âu, chủ yếu là các nước thuộc Liên Xô trước đây, có những quy định hành xử khác nhau. Một số nước, như Ba Lan, hội nhập tốt với các nước Bắc Âu, nhưng họ yêu cầu có sự ủng hộ bên ngoài về vấn đề quốc phòng để duy trì vị thế. Thời tiết giá lạnh ở vùng Bantích hạn chế quy mô dân số, buộc các nước này phải trở thành vệ tinh kinh tế cho các cường quốc khác.

Mặc dù các quốc gia Trung Âu thường tập hợp nhau lại tại các cuộc họp thượng đỉnh EU, trên thực tế họ chỉ có một điểm chung đó là “nửa thập kỷ lãng phí” và mỗi nước đều cần càng nhiều vốn trợ giúp càng tốt. Sự khác biệt này cho thấy trong khi một số quốc gia đã tham gia khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thì các nước khác vẫn phải đứng ngoài khu vực này trong thập kỷ tới.

Nguyễn Giang

Tags:

相关文章