游客发表
发帖时间:2025-01-25 09:49:51
Cú sốc năng lượng toàn cầu | |
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu,êmtháchthứcbủavâyanninhlươngthựctoàncầnhan dinh bong da. doanh nghiệp lương thực thực phẩm cần gì? | |
Chuỗi cung ứng toàn cầu đối mặt với những thách thức mới |
An ninh lương thực toàn cầu đối mặt thêm rủi ro |
Trên thực tế, Nga là nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, trong khi Ukraine là nước lớn thứ năm. Cả hai nước cung cấp tới 19% nguồn cung lúa mạch của thế giới, 14% lúa mì và 4% ngô, chiếm hơn 1/3 lượng ngũ cốc xuất khẩu toàn cầu. Nga và Ukraine cũng là những nhà cung cấp hạt cải dầu hàng đầu và chiếm 52% thị trường xuất khẩu dầu hướng dương của thế giới. Không chỉ vậy, Nga còn là nhà sản xuất phân bón hàng đầu.
Giới phân tích cho rằng sự gián đoạn chuỗi cung ứng và logistics đối với sản xuất ngũ cốc và hạt có dầu của Ukraine và Nga cũng như các hạn chế đối với xuất khẩu của Nga sẽ gây ra những hậu quả đáng kể về an ninh lương thực, đặc biệt là đối với khoảng 50 quốc gia phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu lúa mì từ 30% trở lên.
Lúa mì là lương thực chính của hơn 35% dân số thế giới, và cuộc xung đột hiện nay được cho là có thể dẫn đến việc xuất khẩu lúa mì từ cả Nga và Ukraine đều giảm mạnh và đột ngột. Trong khi đó, lượng lúa mì tồn kho ở Canada đang ở mức thấp, và xuất khẩu từ Mỹ, Argentina và các nước có thể bị hạn chế do phải đảm bảo nguồn cung trong nước. Điều này làm gia tăng rủi ro an ninh lương thực ở nhiều nước, trong đó có các nước kém phát triển nhất hoặc các nước có thu nhập thấp, thiếu lương thực ở Bắc Phi, châu Á và Cận Đông.
Nhiều quốc gia châu Âu và Trung Á phụ thuộc vào Nga hơn 50% nguồn cung phân bón của họ và tình trạng thiếu hụt ở đó có thể kéo dài sang năm tới. Triển vọng xuất khẩu dầu hướng dương và các loại dầu thay thế khác cũng không chắc chắn. Các nhà nhập khẩu dầu hướng dương lớn, bao gồm Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, phải tìm các nhà cung cấp khác hoặc các loại dầu thực vật khác, ví dụ như có thể có tác động đối với dầu cọ, đậu nành và hạt cải dầu.
Giá thực phẩm đã “phi mã” từ nửa cuối năm 2020, đạt mức cao kỷ lục vào tháng 2/2022 do nhu cầu cao, chi phí đầu vào và vận chuyển cũng như tình trạng gián đoạn cảng biển. Ví dụ, giá lúa mì và lúa mạch toàn cầu đã tăng 31% trong suốt năm 2021. Giá dầu hạt cải và dầu hướng dương tăng hơn 60%. Nhu cầu cao và giá khí đốt tự nhiên biến động cũng làm tăng chi phí phân bón. Đơn cử như giá ure, một loại phân bón chủ chốt, đã tăng hơn 3 lần trong 12 tháng qua.
Hiện chưa ai dám chắc cường độ và thời gian diễn ra chiến dịch. Do đó, việc gián đoạn hoạt động nông nghiệp của hai nhà xuất khẩu kéo theo tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu leo thang nghiêm trọng vẫn là nguy cơ hiện hữu.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接