【giải hạng 1 nga 2】Bình Dương kỳ vọng thu hút đầu tư FDI vào lĩnh vực công nghệ cao
Mở cánh cửa thu hút đầu tư FDI chất lượng cao từ Âu - Mỹ Tập trung yếu tố "sẵn sàng" chờ đón nhà đầu tư nước ngoài lĩnh vực công nghệ cao Hải quan Bình Dương chung tay cải thiện môi trường kinh doanh,ìnhDươngkỳvọngthuhútđầutưFDIvàolĩnhvựccôngnghệgiải hạng 1 nga 2 thu hút đầu tư FDI |
Bình Dương đã và sẽ tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Ảnh: T.D |
Vốn FDI đóng góp lớn cho kinh tế
Với vị trí thuận lợi, mặt bằng rộng, cùng những cơ chế, chính sách ưu đãi, Bình Dương vẫn đang tạo được sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư FDI. Dòng vốn FDI vẫn đang đóng góp lớn cho phát triển kinh tế của tỉnh, giúp Bình Dương trở thành một trong những tỉnh, thành phố hiện đại, năng động của cả nước.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, trong 6 tháng đầu năm 2024, Bình Dương đã thu hút được hơn 824,6 triệu USD vốn đầu tư. Trong đó, có 96 dự án mới với tổng vốn đầu tư hơn 464,6 triệu USD; 66 lượt dự án điều chỉnh vốn tăng thêm hơn 264,8 triệu USD; 62 lượt dự án đăng ký góp vốn, mua cổ phần với tổng giá trị góp vốn là 95,1 triệu USD. Bình Dương hiện đứng thứ ba cả nước (sau TPHCM và Hà Nội) về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với 4.322 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 41 tỷ USD, chiếm hơn 10,6% tổng số dự án và 8,5% tổng vốn FDI của cả nước.
Ngoài những dự án mới, trong nửa đầu năm 2024, nhiều nhà đầu tư tiếp tục đầu tư dây chuyền máy móc mới, hiện đại hơn, mở rộng nhà xưởng sản xuất, kinh doanh nhằm tăng năng suất. Mới đây, hãng trang sức lớn nhất thế giới Pandora (Đan Mạch) đã khởi công nhà máy Pandora Production Việt Nam tại KCN VSIP 3. Đây là cơ sở sản xuất thứ ba của Pandora và cũng là nhà máy đầu tiên của Pandora được xây dựng ngoài Thái Lan, có tổng vốn đầu tư hơn 150 triệu USD (khoảng 3.800 tỷ đồng). Ông Michael Zinck Jensen, Trưởng Ban Dự án của Công ty Pandora Production Holding tại Bình Dương cho biết, dự án đang triển khai theo đúng kế hoạch đề ra. Tập đoàn cam kết sẽ đưa nhà máy vào hoạt động theo đúng như tiến độ, để tạo việc làm cho hàng ngàn công nhân lao động tại tỉnh.
Là doanh nghiệp với 100% vốn đầu tư từ Đan Mạch, công ty chuyên ngành sản xuất giày da, túi xách… xuất khẩu, gắn bó với Bình Dương hơn 8 năm, ông Alexander Christopher Falter, Tổng giám đốc Công ty TNHH Ecco Việt Nam cho biết, công ty đang có chủ trương mở rộng xưởng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường của công ty trên toàn thế giới.
Theo ông Trịnh Hoàng Tuấn Anh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, cùng với việc đổi mới, hiện đại hóa quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước, các sở, ngành, chính quyền địa phương kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo môi trường thông thoáng, minh bạch, thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư tiềm năng.
Mặc dù vốn đăng ký đầu tư mới có chiều hướng chậm lại, nhưng vốn đầu tư tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Bình Dương vẫn tăng đều, đặc biệt có nhiều dự án quy mô lớn, phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của tỉnh. Thời gian qua, ngoài việc chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng, Bình Dương còn tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xây dựng, quảng bá hình ảnh trước các đối tác, nhà đầu tư quốc tế.
Kỳ vọng công nghiệp công nghệ cao
Để vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội, điều rõ ràng là các doanh nghiệp trong nước cần đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ nhân lực, cũng như liên kết chặt chẽ và sâu rộng hơn nhằm tạo ra sức cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường toàn cầu. Các nhà sản xuất Việt Nam cần nâng cao lợi thế cạnh tranh bằng việc cập nhật máy móc, công nghệ mới, tăng năng suất, giảm tiêu hao, nâng cao trình độ nhân lực.
Hiện lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đang chiếm 74% tổng vốn đầu tư đăng ký FDI vào Bình Dương. Bình Dương đang tiếp tục cấu trúc lại mạng lưới công nghiệp nội tỉnh, nâng cấp các KCN hiện hữu trở thành các KCN thông minh với khả năng cung cấp nền tảng công nghệ 4.0, giúp nhà đầu tư triển khai mô hình nhà máy thông minh, sản xuất thông minh nhanh chóng và hiệu quả.
Theo ghi nhận, hiện nhiều doanh nghiệp tại Bình Dương đã tiên phong ứng dụng các công nghệ tự động hóa hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Để phát triển công nghiệp bền vững, đi vào chiều sâu, Bình Dương quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại. Trong thời gian tới, Bình Dương sẽ tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp có hàm lượng giá trị gia tăng cao, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm...
Bình Dương cũng đang nỗ lực triển khai các dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, thiết kế lại không gian phát triển, thu hút FDI chất lượng cao, đẩy mạnh chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn phù hợp với những mục tiêu phát triển bền vững. Đáng chú ý, UBND tỉnh Bình Dương đang giao các sở, ngành phối hợp Tổng công ty Becamex IDC khẩn trương thực hiện KCN thông tin tập trung. KCN này có quy mô 220 ha. Các ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư là phát triển phần mềm và ứng dụng, dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông, nghiên cứu và phát triển (R&D), đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin… và các ngành công nghiệp xanh.
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/290a791865.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。