Cà Mau: Kiên quyết chấm dứt khai thác thủy sản có tính hủy diệt Cà Mau: Không để xảy ra việc găm hàng,éhạttiêuôngHồAnTậpvẫnxâylâuđàiđẹpnhấtCàsố liệu thống kê về psg gặp rennes nâng giá bất hợp pháp Quyết định bất ngờ về vụ lâu đài đẹp nhất Cà Mau xây dựng trái phép |
Xử phạt rồi lại cho tồn tại
Vụ việc "lâu đài" mệnh danh đẹp nhất tỉnh Cà Mau (thuộc xã Tân Thành, TP. Cà Mau) được xây dựng không đúng quy định trên phần đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản của đại gia trẻ Hồ An Tập (SN 1983) bị phát giác cách đây ít lâu. Tuy rằng vi phạm đã rõ ràng nhưng chính quyền lại tỏ ra "lúng túng" trong công tác xử lý, khiến thắc mắc trong dư luận.
Ban đầu, UBND TP. Cà Mau có động thái rất nhanh và kịp thời, lập tức ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính sau khi phát hiện hành vi "chuyển đổi đất nuôi trồng thuỷ sản sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép" đối với ông Hồ An Tập.
Theo đó, chủ căn "biệt phủ" bị xử phạt 22,5 triệu đồng quy định tại khoản 2, Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ, đồng thời, biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng điểm a, khoản 4, Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (phá dỡ công trình vi phạm).
Vị trí ông Hồ An Tập xây dựng lâu đài nằm trên đường Quản lộ Phụng Hiệp, ấp 6, xã Tân Thành, cách nơi "chôn rau cắt rốn" khoảng gần 50km |
Tuy nhiên, sau đó UBND TP. Cà Mau lại ra quyết định khác, cho phép tồn tại căn "biệt phủ" với điều kiện phần đất nông nghiệp, thủy sản phải chuyển đổi sang đất ở. Sự việc cứ thế kéo dài từ cuối năm 2022 tới nay, kết cục là căn "biệt phủ" vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt" chờ "hợp thức hóa".
Tại buổi họp báo quý III của tỉnh Cà Mau mới đây, ông Tăng Vũ Em - Phó Chủ tịch UBND TP. Cà Mau - khẳng định, thành phố đã thống nhất cho ông Hồ An Tập được chuyển mục đích sử dụng đất phần phù hợp kế hoạch sử dụng đất. Quyết định trên được đưa ra ngày 17/9.
Theo ông Vũ Em, ông Hồ An Tập đã liên hệ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP. Cà Mau nộp hồ sơ, đo vẽ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất nuôi trồng thủy sản sang đất thổ cư. Diện tích phải chuyển đổi hơn 2.100 m2 - đây là phần đất xây dựng căn biệt thự của ông Tập đã vi phạm phải chuyển đổi để không bị phá dỡ.
Nên lưu ý, quyết định "quay xe" trên của TP. Cà Mau được đưa ra chỉ một tháng sau khi chính cơ quan này tiếp tục có quyết định cưỡng chế phá dỡ một phần căn biệt thự vi phạm (ngày 20/8).
Doanh nghiệp nhỏ bé kinh doanh màng bạt của ông chủ lâu đài
Ông Hồ An Tập là doanh nhân sinh ra và lớn lên ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Vị trí ông Tập cho xây dựng "biệt phủ" nằm trên đường Quản lộ Phụng Hiệp, ấp 6, xã Tân Thành, cách nơi "chôn rau cắt rốn" khoảng 50km. Căn "biệt phủ" đẹp nhất tỉnh Cà Mau còn là địa chỉ đăng ký cho Công ty TNHH Nam Á Star - doanh nghiệp duy nhất ông Hồ An Tập đang làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật.
Từ những hình ảnh ông Hồ An Tập - bà Kiều Trang (SN 1989) chia sẻ trên trang cá nhân Facebook của mình, người xem không khó để nhận thấy Công ty Nam Á Star là sự nghiệp mang đầy tâm huyết của đôi vợ chồng trẻ, từ những ngày chập chững bước lên con đường kinh doanh. Điểm đáng nói là đối lập với độ hoành tráng của căn "biệt phủ" đã ngang nhiên thách thức pháp luật mấy năm trời, Công ty Nam Á Star của ông Tập, bà Trang lại khá đơn sơ và khiêm tốn.
Hàng hóa kinh doanh chủ lực Công ty Nam Á Star bày bán suốt nhiều năm qua là màng bạt HDPE, hay còn gọi là màng chống thấm HDPE (tên tiếng anh là High-density polyethylene (HDPE) geomembranes), một loại sản phẩm hết sức phổ biến có công dụng chống thấm trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt hữu ích khi làm bạt lót hồ nuôi tôm cá, lót bãi rác, hồ chứa nước, lát sàn nhà xưởng...
Hàng hóa kinh doanh chủ lực Công ty Nam Á Star bày bán là màng bạt HDPE, hay còn gọi là màng chống thấm HDPE. Ảnh: Màng bạt HDPE |
Giá thành mặt hàng mộc mạc, gắn liền với nhà nông miền Tây này khá rẻ, tùy theo từng kích thước và độ dày sẽ dao động trong khoảng 10.000 - 100.000 đồng/m2. Nhằm gia tăng hiện diện trên thị trường, đồng thời tiếp cận gần gũi hơn tới khách hàng, Công ty Nam Á Star thường xuyên đăng tải hình ảnh sản phẩm và những "review" về chất lượng trên trang Facebook có tên "Màng Bạt Hdpe (Nam Á)". Đây là một trong số kênh quảng cáo quan trọng nhất của họ với lượng tài khoản theo dõi hơn 7.000 người.
Lần theo manh mối là Công ty Nam Á Star, được biết doanh nghiệp này chính thức ra đời ngày 7/1/2016. Vì buôn bán màng chống thấm HDPE nên vốn liếng bỏ ra không quá lớn, chỉ 1,8 tỷ đồng, trong đó 60% cổ phần thuộc về ông Hồ An Tập và 40% cổ phần do bà Kiều Trang đứng tên. Tổng tài sản của họ cũng xoay quanh con số 1,8 tỷ đồng này.
Vì Công ty Nam Á Star là doanh nghiệp duy nhất vợ chồng ông Tập và bà Trang gây dựng đến giờ, nên nhiều người phỏng đoán đây phải là "cỗ máy in tiền" hay chăng cũng là "gà đẻ trứng vàng" cho gia đình đại gia huyện Đầm Dơi, là yếu tố mấu chốt để họ tích lũy được khối tài sản "khủng" ngày hôm nay.
Nhìn lại quá khứ, hồi cuối năm 2022, nghĩa là sau 6 năm Công ty Nam Á Star bắt đầu hoạt động, vợ chồng ông Hồ An Tập được cho là đã rót vào căn "biệt phủ" lộng lẫy nhất tỉnh Cà Mau số tiền ước tính hàng trăm tỷ đồng, theo đánh giá của giới xây dựng trong nước.
Số tiền đó mới đủ thỏa mãn nhu cầu chăm chút diện mạo kỹ lưỡng của căn "biệt phủ", từ sử dụng nguyên, vật liệu xây dựng đắt đỏ cho tới nội thất, tiểu cảnh trang trí vô cùng hoành tráng bên trong. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện khu đất xây dựng có vấn đề, công trình vi phạm của ông Hồ An Tập đã hoàn thành được 90% tiến độ.
Phải chăng, ông Hồ An Tập đã tìm ra "bí kíp" kiếm tiền nào đó giúp ông mau chóng xây dựng toà nhà tráng lệ? |
Bất ngờ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chủ lâu đài tráng lệ
Vậy nhưng, khác hẳn với những gì công luận đang đồn đoán về cơ nghiệp then chốt của ông Hồ An Tập, trên thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty Nam Á Star lại quá dè dặt, cầm chừng. Ba năm gần đây, doanh thu bán hàng chỉ đạt 3,1 tỷ đồng (2021), 3,8 tỷ đồng (2022) và giảm mạnh còn 1,6 tỷ đồng (2023). Khấu trừ các chi phí hoạt động, ông Tập có lãi ròng nhỏ giọt 66 triệu đồng và 65,4 triệu đồng các năm 2021 - 2022. Chưa dừng lại ở đó, doanh nghiệp mà vợ chồng ông tận tâm, tận tụy hết lòng xây dựng đã bất ngờ báo lỗ tới 526 triệu đồng vào năm ngoái.
Điều này khiến cho vốn chủ sở hữu của Công ty Nam Á Star sụt giảm 30% xuống còn 1,255 tỷ đồng, tính đến cuối năm 2023. Thua lỗ dẫn tới mất vốn, câu hỏi đặt ra là dòng tiền bí ẩn nào đã nuôi dưỡng, vun vén cho sự giàu có của vợ chồng ông Hồ An Tập trong những năm trở lại đây?
Tiếp tục tìm hiểu về vị đại gia Đầm Dơi, được biết, khi việc buôn bán màng bạt không thuận lợi, dạo gần đây ông Tập cho mở thêm cửa hàng cafe mèo, mang tên Coffee Pet Star có địa chỉ ở khu đô thị Vincom phường 1, TP. Cà Mau. Quán cafe khai trương tháng 7/2024 trên căn nhà shophouse thuộc sở hữu của gia đình ông Tập, được mua từ chủ đầu tư vào tháng 10/2018.
Dạo gần đây ông Tập cho mở thêm cửa hàng cafe mèo, mang tên Coffee Pet Star có địa chỉ ở khu đô thị Vincom phường 1, TP. Cà Mau. Ảnh: Ho Tap |
Bên cạnh đó, nhằm thỏa mãn niềm say mê kinh doanh các sản phẩm bạt, ông Hồ An Tập còn tham gia góp vốn cho Công ty Cổ phần Sản xuất bạt nhựa môi trường xanh, một doanh nghiệp ở Khu công nghiệp Tân Đô, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ngoài ông Tập đang nắm 10% cổ phần, 6 cá nhân khác cũng xuất hiện trong danh sách cổ đông, bao gồm bà Nguyễn Thị Nga (sở hữu 43% cổ phần), ông Nguyễn Văn Tân (15%), bà Nguyễn Thị Thu Hằng (15%), ông Nguyễn Văn Đạt (7,5%), ông Nguyễn Huy Hiếu (7,5%) và bà Lê Thị Nhung (2%). Vốn điều lệ doanh nghiệp là 30 tỷ đồng.
Từ những hoạt động làm ăn trên giấy tờ của đại gia Hồ An Tập đã trình bày phía trên, kèm theo những hình ảnh phác họa lối sống giản dị của đôi vợ chồng trẻ trên mạng xã hội mấy năm trước, trái ngược với sự xa hoa hiện giờ khiến nhiều người đã không khỏi bất ngờ về tài sản mà ông chủ căn "biệt phủ" đẹp nhất tỉnh Cà Mau sở hữu. Phải chăng, ông Hồ An Tập đã tìm ra "bí kíp" kiếm tiền nào đó giúp ông mau chóng thay đổi số phận, tiền bạc ồ ạt kéo về biến cuộc sống trở nên giàu sang, sung túc nhanh đến vậy?
Theo tìm hiểu, huyện Đầm Dơi là một huyện vùng sâu của tỉnh Cà Mau, có chiều dài bờ biển 22km, có cửa biển Gành Hào, Hố Gùi, Giá Lồng Đèn... là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản và kinh tế biển. Nơi này còn được mệnh danh là mảnh đất "địa linh nhân kiệt", sản sinh ra nhiều hiền tài cho đất nước.
Chẳng hạn, vài năm về trước, một vị lãnh đạo ưu tú cũng xuất thân từ huyện Đầm Dơi đã được tin tưởng giao nhiệm vụ đứng đầu UBND TP. Cà Mau...