【ty sô trưc tuyên】Kinh tế chia sẻ có nguy cơ bị các tập đoàn nước ngoài thâu tóm

作者:World Cup 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 11:06:48 评论数:

Kinh tế chia sẻ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố dự thảo "Báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ chính tới nền kinh tế" để lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ.

Kinh tế chia sẻ đang thu hút đầu tư lớn

Báo cáo có nhiều đánh giá chi tiết,ếchiasẻcónguycơbịcáctậpđoànnướcngoàithâutóty sô trưc tuyên cụ thể về sự hình thành và phát triển của các loại hình kinh tế chia sẻ (KTCS) ở nước ta trong giai đoạn vừa qua, đồng thời đưa ra các đề xuất, kiến nghị để thúc đẩy phát triển loại hình kinh tế này trong thời gian tới.

Theo báo cáo, tuy một số loại hình KTCS mới bước đầu phát triển ở Việt Nam nhưng đã cho thấy ưu thế vượt trội và khẳng định được vị thế trong nền kinh tế, thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Với quy mô dân số 96,2 triệu người (năm 2019), trong đó 68,8% dân số đang sử dụng điện thoại di động - tương đương 64 triệu người, trên 47 triệu thuê bao băng rộng di động, 13 triệu thuê bao internet băng rộng cố định…, tỷ lệ người dân tiếp cận Internet ở mức cao trong khu vực, tỷ lệ lao động trẻ tuổi cao và thu nhập của người dân không ngừng tăng lên, Việt Nam đang là thị trường tiềm năng thu hút đầu tư phát triển kinh tế nói chung và kinh doanh theo mô hình KTCS nói riêng.

Trong lĩnh vực dịch vụ vận tải trực tuyến và lưu trú khách sạn, ngoài việc tận dụng phương tiện, tài sản nhà rỗi để đưa vào kinh doanh, có một tỷ lệ đáng kể là các phương tiện, tài sản được đầu tư mới cho mục đích kinh doanh theo mô hình KTCS. Theo số liệu thống kê các dự án bất động sản do Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở, từ năm 2015 đến nay có khoảng trên 58.000 căn hộ officetel đã được đầu tư xây dựng thuộc trên 130 dự án. Ngoài ra, còn hàng chục nghìn căn condotel, officetel đã được đầu tư xây dựng tại các dự án đầu tư do các địa phương thẩm định thiết kế cơ sở theo thẩm quyền.

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, loại hình fintech đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các công ty, doanh nghiệp công nghệ lớn tại Việt Nam như FPT, Viettel, VNPT…qua các hoạt động trực tiếp và gián tiếp như đầu tư hình thành các công ty fintech, thành lập các quỹ đầu tư, vườn ươm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp fintech…

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất quan tâm đến thị trường cho vay tiêu dùng của Việt Nam. Trong số khoảng 100 công ty P2P lending đã đi vào hoạt động chính thức và đang trong giai đoạn thử nghiệm ở Việt Nam, phần lớn là các công ty của nhà đầu tư nước ngoài (Tima, Trust Circle, Lendomo, Wecash, Interloan…). Trong đó, có một số công ty P2P lending có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nga, Singapore, Indonesia…

Trong lĩnh vực dịch vụ môi trường, đã thu hút đầu tư của một số công ty cung cấp nền tảng để chủ nguồn thải ở Việt Nam có thể sử dụng như Rada, mGreen, Grae, Kalava để yêu cầu dịch vụ thu gom chất thải có khả năng tái chế và phân loại tại nguồn. Từ tháng 1/2018, Công ty cổ phần Rada đã triển khai ứng dụng "Rada" giúp người dùng đặt dịch vụ theo yêu cầu, trong đó có dịch vụ thu gom chất thải điện tử.

Nhiều công ty nước ngoài chi phối các dịch vụ kinh tế chia sẻ

Đồng thời, báo cáo cũng nêu hiện tượng một số mô hình kinh tế KTCS có nguy cơ bị các tập đoàn đa quốc gia thâu tóm và "lũng đoạn". Hiện đang có xu hướng các tập đoàn lớn của nước ngoài với ưu thế về vốn và công nghệ đẩy mạnh mua lại cổ phần chi phối tại các công ty thuộc loại hình KTCS ở Việt Nam. Thậm chí các tập đoàn nước ngoài chấp nhận thua lỗ trong ngắn hạn để chiếm lĩnh thị trường Việt Nam (như với Tiki, Sendo…). Các nhà đầu tư nước ngoài giữ vai trò dẫn dắt và chi phối các chủ thể tham gia các mô hình kinh doanh chia sẻ ở trong nước và kết nối với mạng lưới các chi nhánh khác ở nước ngoài.

Trên thực tế, Grab, Fastgo… đã đầu tư đầu tư mở thị trường và phát triển mạng lưới chi phối thị trường dịch vụ vận tải trực tuyến Việt Nam; tương tự, lĩnh vực dịch vụ chia sẻ phòng ở cũng chủ yếu do Airbnb, Expedia,…chi phối. Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, thị trường dịch vụ P2P lending đang chủ yếu do các nhà đầu tư có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nga, Indonesia, Singapore…chi phối.

Trong khi đó, hệ thống pháp luật lại không theo kịp diễn biến này trên thị trường trong nước, đang để ngỏ nhiều khoảng trống pháp luật. Thậm chí, một số lĩnh vực đã có quy định pháp luật nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng để các doanh nghiệp nước ngoài khai thác, gây bất lợi cho thị trường trong nước.

Ví dụ, theo Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và Nghị định số 09/2018/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn quản lý ngoại thương đối với hoạt động thương mại điện tử có vốn đầu tư nước ngoài, đã quy định nhà đầu tư nước ngoài đã có giấy phép đầu tư kinh doanh thì cần có thêm giấy tờ kinh doanh đối với hoạt động cung cấp thương mại điện tử dưới dạng website (một công cụ trong quản lý ngoại thương). Tuy thế, rào cản thương mại này vẫn còn có lỗ hổng vì chỉ quy định cho website mà không quy định cho ứng dụng điện thoại di động.

Vì vậy, nếu không khẩn trương ban hành và triển khai chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp trong nước thì có thể dẫn đến hiện tượng bị nước ngoài chi phối hoàn toàn thị phần KTCS trong nước. Ngoài ra, các đối tác khác của mô hình KTCS khi không cập nhật được thông tin, công nghệ sẽ trở thành đối tượng yếu thế, mất việc làm … vì không theo kịp hoặc bị hình thức kinh doanh mới thống lĩnh, chiếm thị phần./.

Hoàng Yến

最近更新