【kết quả bóng đá giải indonesia】Phòng, chống sạt lở
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-24 22:02:18 评论数:
“Chủ động sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông, bờ biển, phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành 90% việc di dời các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở; phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành xử lý sạt lở tại các khu vực trọng điểm xung yếu ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư tập trung, hệ thống đê điều...” là những mục tiêu quan trọng trong Ðề án Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, làm cơ sở cho Cà Mau xây dựng lộ trình, bước đi phù hợp trước tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu trên địa bàn.
Ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, khẳng định, công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương, là trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp và toàn dân, cần xác định các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân, công trình phòng, chống thiên tai, cơ sở hạ tầng, ổn định dân sinh và góp phần hoàn thành mục tiêu chung của cả nước; trong đó ưu tiên các nhiệm vụ có tính cấp bách, đồng thời kết hợp tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện.
Mất đất tương đương một xã
Tỉnh Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc bậc nhất cả nước và có đặc điểm địa hình bờ biển phức tạp. Hơn 10 năm qua, tác động của biến đổi khí hậu làm nước biển dâng, cùng với tình trạng sụp lún đất, cộng với các hình thái thời tiết cực đoan khác đã làm cho bờ sông, bờ biển của tỉnh bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng. Ðến nay, tổng chiều dài các đoạn bờ biển của tỉnh Cà Mau bị sạt lở khoảng 187/254 km.
Theo số liệu thống kê của ngành lâm nghiệp, giai đoạn 2011-2021, sạt lở bờ biển đã làm mất đất và rừng phòng hộ với diện tích khoảng 5.250 ha (tương đương với diện tích bình quân một xã của tỉnh Cà Mau).
Qua khảo sát, hiện nay, tổng chiều dài các đoạn bờ sông bị sạt lở và có nguy cơ bị sạt lở khoảng 425/8.118 km sông, rạch trên địa bàn tỉnh; sạt lở bờ sông đã làm hư hỏng, sụp đổ xuống sông gần 28 km lộ giao thông, 303 căn nhà; có nguy cơ gây ảnh hưởng đến khu vực với diện tích hơn 3.700 ha, bao gồm nhà cửa, tài sản, sản xuất của người dân và nhiều hạ tầng quan trọng khác, tổng thiệt hại ước tính khoảng 1.109 tỷ đồng.
Khu vực từ cửa Bồ Ðề đến cửa Hố Gùi khoảng 8 km đang sạt lở đặc biệt nguy hiểm, cần nguồn vốn đầu tư kè khẩn cấp 472 tỷ đồng.
“Do quá trình sạt lở xảy ra mạnh và thường xuyên, nên đường bờ biển bị dịch chuyển vào phía đất liền nhanh chóng, rừng ngập mặn và các công trình hạ tầng khác bị phá huỷ; sự vận động tự nhiên của địa chất, địa mạo ven sông, ven biển đã gây ra tình trạng sạt lở rất nghiêm trọng, sạt lở không những diễn ra vào mùa mưa, mà còn xuất hiện cả mùa khô”, ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh, nêu thực trạng.
Ðược sự quan tâm hỗ trợ tích cực của Chính phủ, bộ, ngành Trung ương trong thực hiện Kế hoạch phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển; cùng với sự cố gắng nỗ lực của địa phương, thời gian qua, Cà Mau đã đầu tư xây dựng hoàn thành được 55,7 km kè bảo vệ bờ biển với tổng kinh phí 1.720 tỷ đồng (trong đó, bờ biển Tây 43,8 km, kinh phí thực hiện khoảng 1.103 tỷ đồng; bờ biển Ðông 11,9 km, kinh phí thực hiện 617 tỷ đồng; 9,2 km bè bảo vệ bờ sông, kinh phí thực hiện khoảng 391 tỷ đồng).
Ông Lê Văn Sử cho biết, những công trình kè chống sạt lở bờ biển được bố trí đủ vốn và đầu tư hoàn thiện đã phát huy hiệu quả rõ rệt, làm giảm sóng, chống sạt lở và bước đầu đã gây bồi, tạo bãi, khôi phục gần 1.000 ha rừng phòng hộ; công trình kè các đoạn bờ sông, cửa biển đã khắc phục được tình trạng sạt lở, đồng thời sắp xếp, chỉnh trang lại vẻ mỹ quan, trật tự xây dựng công trình, nhà ở ven sông phù hợp với biến đổi khí hậu.
Nhu cầu trên 13 ngàn tỷ đồng
Hiện nay, tỉnh Cà Mau và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiếp tục triển khai thực hiện gần 40 km, với kinh phí 1.476 tỷ đồng (bờ biển Tây 23,53 km, kinh phí thực hiện 644,7 tỷ đồng; bờ biển Ðông 16,243 km, kinh phí thực hiện 831,4 tỷ đồng) hỗ trợ tỉnh Cà Mau khắc phục sạt lở ven biển.
“Tuy nhiên, với tốc độ sạt lở bờ biển như hiện nay, nếu không có giải pháp bảo vệ ngay thì trong vài năm tiếp theo xói lở sẽ tiếp tục làm mất thêm nhiều diện tích đất, diện tích rừng phòng hộ ven biên đã được hình thành qua hàng trăm năm; nếu đê xói lở tiến sâu vào đất liền thì không chỉ mất đất, mất rừng mà xói lở còn uy hiếp đến hạ tầng bên trong, khi đó có xây dựng công trình thì cũng rất tốn kém, rất khó khôi phục lại diện tích đất và rừng đã mất”, ông Lê Văn Sử nhận định tình hình và đưa ra dự báo.
Thực tế từ kết quả rà soát cho thấy, hiện nay, tổng chiều dài bờ biển Cà Mau đang tiếp tục bị sạt lở khoảng 91 km, các đoạn bờ sông đang bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở khoảng 425 km, với các mức độ khác nhau.
Thực hiện Ðề án Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 của Chính phủ, với nhóm giải pháp công trình, qua tính toán, trên địa bàn tỉnh có tổng nhu cầu vốn trên 13 ngàn tỷ đồng, trong đó Ngân sách Trung ương (bao gồm vốn ODA) tương đương 12,8 ngàn tỷ đồng.
Hệ thống đê, kè hộ đê trên tuyến biển Tây, đoạn từ Tiểu Dừa (huyện U Minh) đến Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) dần mang tính ổn định, góp phần phát triển kinh tế biển cho địa phương. Hiện tuyến biển Tây nhu cầu vốn 770 tỷ đồng, chủ yếu trên địa bàn huyện Phú Tân.
Cụ thể, đối với sạt lở bờ sông, trước mắt ưu tiên đầu tư các công trình phòng, chống sạt lở tại các khu vực dân cư tập trung để bảo vệ hạ tầng bên trong với tổng chiều dài bờ sông bị sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm khoảng 47 km, dự kiến kinh phí thực hiện khoảng 5.660 tỷ đồng. Ðồng thời, sắp xếp 7 khu tái định cư, di dời 1.387 hộ dân đang sinh sống trong các khu vực sạt lở nói trên với kinh phí khoảng 349 tỷ đồng.
Ðối với một số tuyến sông, rạch trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra sạt lở đặc biệt nguy hiểm, cần xây dựng công trình chỉnh trị dòng sông với mục tiêu chính là giảm mực nước và vận tốc trong kênh, kiểm soát dòng chảy, qua đó giảm thiểu xói lở cho khu vực toàn tuyến với mức chi phí thấp hơn nhiều so với giải pháp kè tường chắn chống sạt lở bằng bê tông cốt thép. Dự kiến khoảng 33 tuyến sông, kênh rạch, kinh phí thực hiện khoảng 1.086 tỷ đồng.
Ðối với đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ bờ biển với chiều dài 91,450 km, dự kiến kinh phí thực hiện 5.755 tỷ đồng.
Dự kiến, nguồn kinh phí cho xây dựng hệ thống kè bảo vệ bờ biển Ðông đến năm 2030 gần 5 ngàn tỷ đồng. (Ảnh: Hệ thống kè bảo vệ tại khu vực cửa Vàm Xoáy, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển bước đầu phát huy hiệu quả, bảo vệ được đai rừng phòng hộ và gây bồi).
“Tiếp tục đánh giá hiệu quả, sự phù hợp của các công nghệ đang áp dụng như: kè phá sóng, kè ngầm tạo bãi, công nghệ phụt vữa áp lực cao (công nghệ Jet Grouting), phụt silicat... trong xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh. Qua đó, triển khai nhân rộng đối với các công nghệ cho hiệu quả cao thông qua việc đẩy mạnh xã hội hoá; đồng thời, nghiên cứu cải tiến để giảm suất đầu tư công trình nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Mặt khác, nghiên cứu cải tiến đối với những công nghệ chưa thực sự hiệu quả sao cho phù hợp nhất với điều kiện của tỉnh với mức đầu tư thấp nhất”, ông Lê Văn Sử thông tin./.
Trần Nguyên