Theườitiêudùngnêntạmngừngtiêuthụcátầsoi keo halano ông Lê Anh Đức – Tổng giám đốc Công ty CP Cá Tầm Việt Nam, thành viên Hiệp hội Cá nước lạnh Việt Nam, thành viên Tổ chức bảo tồn cá tầm thế giới (WSCS), hiện nguồn cung cá tầm, đặc biệt là khu vực miền Bắc rất khan hiếm. Số cơ sở chăn nuôi được cá tầm, đến tuổi thương phẩm không nhiều, đếm được trên đầu ngón tay. Trong khi đó, cá tầm lại được bán tràn lan trên thị trường, trong hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại hiện đại.
Người tiêu dùng miền Bắc nên ngừng tiêu thụ cá tầm một thời gian. Ảnh: N. N |
Vì sao không nên dùng cá tầm nhập lậu vẫn là thông tin “mù mờ” với người tiêu dùng, ông nghĩ gì về điều này?
Câu chuyện rất đơn giản, từ khía cạnh người sản xuất, các doanh nghiệp Việt Nam không phản đối các sản phẩm khác từ nước ngoài nhập vào Việt Nam với mục đích cạnh tranh lành mạnh.
Một sản phẩm từ Trung Quốc, Nga, Mỹ…nhập khẩu vào Việt Nam dù có rẻ hoặc đắt cũng đều rất tốt cho các sản phẩm cùng ngành hành ở Việt Nam. Qua đó hình thành sự cạnh tranh, người tiêu dùng được lợi và phát triển thị trường.
Tuy nhiên, đối với cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc, thời gian qua lại không có quy trình kiểm tra, kiểm dịch của các cơ quan chức năng. Sau khi vào Việt Nam, các sản phẩm cá tầm của Trung Quốc lại không bán với thương hiệu của Trung Quốc mà bán dưới thương hiệu của cá tầm Việt Nam.
Các doanh nghiệp sản xuất cá tầm Việt Nam không phản đối việc bán cá tầm Trung Quốc ở thị trường Việt Nam nhưng các doanh nghiệp nhập khẩu cần có đầy đủ truy nguyên nguồn gốc xuất xứ trên sản phẩm cá. Nếu là cá của Trung Quốc phải gắn nhãn mác đầy đủ, tránh nhập nhèm như chuyện của gà Việt Nam và gà “tầu”, nhiễm kháng sinh, thải loại. |
Thực tế đó đặt ra câu hỏi, tại sao thương lái và thương nhân lại làm như vậy nếu như các sản phẩm cá tầm Trung Quốc thực sự tốt? Tại sao cá tầm Trung Quốc lại không được mang nhãn hiệu của Trung Quốc?
Trên thị trường, hầu như các siêu thị, trung tâm thương mại, các nhà hàng, đại lý đều khẳng định là cá tầm Việt Nam, nuôi trồng ở Sapa, Lai Châu… Trong khi đó, Hiệp hội Cá nước lạnh Việt Nam đã khảo sát và cho ra kết quả, cả miền Bắc, nguồn cung chỉ vào khoảng 30 tấn. Con số này đã loại trừ hai công ty thuộc hệ thống của Công ty CP Cá Tầm Việt Nam, không bán cá ra thị trường.
Như vậy, tại sao một ngày ở miền Bắc lại có thể cung ứng ra thị trường từ 10 – 15 tấn cá tầm? Điều đó chứng minh một thực tế, người tiêu dùng đang sử dụng cá tầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, là hàng nhập lậu, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có thể nhiễm các chất kháng sinh, chất tăng trọng.
Là chuyên gia trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến cá tâm, theo ông, liệu trong quá trình chăn nuôi, có khả năng cá tầm được cho dùng chất kích thích tăng trưởng không?
Để chứng minh rõ ràng có hay không là điều rất khó khăn. Nhưng qua thực tế tìm hiểu thông tin tại thị trường Trung Quốc cho thấy, nhiều chủ nuôi cá tầm ở đó đã tiêm một loại chất kích thích vào cá tầm lúc mới được 50g. Chỉ sau 2 tuần, những cá tầm đã được tiêm chất kích thích đã lên đến 4 lạng. Sau khi cá tầm được 4 lạng, lại tiếp tục được tiêm một mũi kích thích nữa.
Theo thông tin từ Tổ chức bảo tồn cá tầm thế giới, hiện không có nước nào nuôi cá tầm với tốc độ tăng trưởng như ở Trung Quốc. Trong thiên nhiên, cá tầm thường lớn chậm nhưng ở Pháp, Ý, những nước đã có kinh nghiệm nuôi cá tầm từ rất lâu, họ cũng phải nuôi mất 2 năm mới có được cá tầm thành phẩm, trọng lượng khoảng 2kg.
Ngoài ra, nếu cá tầm tại Trung Quốc được nuôi với quy trình chuẩn, thì không thể trong vòng chỉ 3 – 6 tháng đã có cá thương phẩm. Trong khi đó, theo quy trình chuẩn ở Việt Nam và theo một nghiên cứu của các nhà chăn nuôi Việt Nam, hiện tại cá tầm Việt Nam đang có tốc độ lớn nhanh nhất thế giới. Nhưng để có cá tầm thương phẩm vẫn phải mất từ 14 – 18 tháng.
Chưa cần nói tới việc các nhà chăn nuôi có sử dụng tới thuốc, thức ăn tăng trọng cho cá tầm hay không nhưng khi thời gian rút ngắn xuống trong quy trình nuôi cá tầm thương phẩm, người tiêu dùng và các doanh nghiệp Việt Nam có quyền nghi ngờ về tính an toàn, hợp vệ sinh của các sản phẩm cá tầm Trung Quốc nhập về.
Cá tầm Việt Nam nuôi quy trình chuẩn, đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh. Ảnh: N. M |
Nếu nói như ông, cá tầm có rất nhiều loại và quy trình chuẩn để chăn nuôi, chăm sóc cá tầm như thế nào để đảm bảo an toàn, vệ sinh cho người dùng thưa ông?
Trong họ cá tầm, có tới 26 loại khác nhau. Riêng ở Nga, cá tầm có 14 loại. Trong 26 loại cá tầm, chỉ có 3 loại có giá trị thương mại là: Beluga, Osetra, Sevruga. Cả 3 loại này đều có nguồn gốc từ Nga và tại Việt Nam chỉ có 2 loại là Beluga và Osetra.
Về quy trình chuẩn, cá tầm Việt Nam nuôi là loại thuần chủng. Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam đang sở hữu đàn cá tầm Beluga lớn nhất thế giới, tính đến thời điểm hiện nay. Các sản phẩm đưa ra thị trường bất kể là gì cũng phải đảm bảo giống có chất lượng tốt, sạch; giống thuần chủng; hồ nuôi thường phải là hồ thủy điện, dòng chảy lớn, nước trong, ô si nhiều, chất lượng cao; thức ăn là câu chuyện chiến lược với bất kỳ doanh nghiệp nuôi trồng cá tầm nào.
Đặc biệt, về quy trình nuôi trồng, Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam thực hiện theo quy chuẩn GLOBALGAP. (GLOBALGAP là một tổ chức tư nhân được thiết lập nhằm đưa ra các tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng cho vệc chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp trên thế giới).
Ngoài ra, vấn đề kỹ thuật cũng cần phải quan tâm đặc biệt. Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam đã phải mời các chuyên gia hàng đầu của Nga về cá tầm đến làm việc, lựa chọn từ khâu giống, chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho cá tầm.
Thực tế, cá tầm của Trung Quốc đang nuôi, chắc chắn 99% là cá lai tạp, nguồn gốc không thuần chủng và theo một số chủ trang trại nuôi cá tầm ở Trung Quốc, họ cũng không biết nên gọi con cá đó là cá tầm hay cá gì. |
Cá tầm thịt ngon và nhiều vitamin, tốt với sức khỏe, tuy nhiên để lựa chọn đúng là cá tầm có chất lượng đảm bảo, an toàn sức khỏe, theo ông, người tiêu dùng cần làm gì?
Theo tôi, người tiêu dùng không nên mua cá tầm ở các chợ. Đối với miền Bắc, người tiêu dùng nên ngừng tiêu thụ cá tầm một thời gian. Ở miền Bắc, có tới 95% cá bán trên thị trường đều là cá nhập lậu từ Trung Quốc.
Sở dĩ nói như vậy là bởi, các doanh nghiệp nuôi cá tầm hàng đầu ở Việt Nam đã tìm hiểu thông tin từ những cá nhân, doanh nghiệp nào đang nuôi, số lượng cá bao nhiều, ai đã nuôi và ai đã từng bỏ nghề nuôi cá tầm.
Các cơ sở nuôi cá tầm số lượng lớn nhất ở miền Bắc cũng chỉ có khoảng vài tấn. Các cơ sở đó cho biết họ không hề bán ra thị trường mà chỉ để sử dụng trong hệ thống nhà hàng của mình. Điều đó cho thấy, trên thị trường miền Bắc, cá tầm hầu như là hàng nhập lậu.
Đối với thị tường miền Nam, khi mua cá tầm, nên chọn mua cá tầm Nga, nhiều gai góc, bụng vàng, mũi tù, không nhọn như cá tầm Trung Quốc.
Cá tầm nhập lậu chưa được kiểm dịch, tiềm ẩn nguy cơ không an toàn với sức khỏe người tiêu dùng. Ảnh: N. M |
Các sản phẩm cá tầm của Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam bán ra thị trường đều được truy nguyên nguồn gốc xuất xứ, có mã cốt được kết nối với tổng đài trả lời tự động và mã cốt đó chỉ được sử dụng 1 lần. Khi người tiêu dùng truy nguyên ngồn gốc bằng mã cốt trên sản phẩm cá tầm, các thông tin về sản phẩm về quy trình chăn nuôi, tuổi tác, địa điểm nuôi… sẽ được thông tin đầy đủ.
Cá tầm lai thường mũi nhọn, dài, da trơn, ít gai, bóng có mầu đen nhiều hơn và hàng từ Trung Quốc về chủ yếu là cá lai.
Theo ông tiềm năng của nuôi trồng cá tầm ở Việt Nam sẽ như thế nào?
Hiện tại nguồn nuôi cá tầm chủ yếu ở miền Trung và Tây Nguyên. Vùng Tây Bắc tiềm năng nuôi cá tầm rất lớn tuy nhiên không có cá tầm, nếu xuất bán, chỉ trong vòng 2 – 3 ngày là hết sạch trong khi nhu cầu của thị trường cao.
Cá tầm nuôi ở Việt Nam có khả năng cho trứng tốt và các các doanh nghiệp nuôi cá tầm đang hướng tới sản xuất cá tầm thương phẩm và trứng cá tầm quy mô lớn. Trứng cá tầm có giá trị dinh dưỡng cao và rất đắt. Về chiến lược, cả ngành nuôi chồng thủy sản và các doanh nghiệp ngành cá nước lạnh cần phải hướng tới sản xuất trứng cá muối với giá lên tới vài ngàn USD/kg, để thu về ngoại tệ cho đất nước. Nuôi cá tầm lấy trứng sẽ hiệu quả, lợi nhuận cao hơn cá lấy thịt.
Tuy nhiên, để có được cá lấy trứng, phải mất thời gian khoảng từ 4 – 5 năm. Người nuôi cũng phải tách biệt được cá đực và cá cái. Điều quan trọng hơn nữa là trứng cá tầm trên thế giới là sản phẩm đặc biệt và chỉ có 3 – 4 nhà buôn hàng đầu thế giới về trứng cá tầm mới có đủ khả năng buôn lại trứng cá cao cấp này.
Ở nước ta có rất nhiều cùng nuôi cá tầm tốt như Tây Bắc có Lai Châu, Sơn La là hai địa phương có tiềm năng lớn về nuôi cá tầm. Ở miền Nam, Tây Nguyên là khu vực có tiềm năng lớn và có thể thuôi cá tầm với chất lượng cao hơn hẳn so với các nước trên thế giới đang nuôi hiện nay.
Xin cảm ơn ông!
Về hình thức, cá “tầm” Trung Quốc rất giống với cá trê. Trong khi đó, cá tầm ở Việt Nam được nhập khẩu từ Đức, Nga, Ý. Các sản phẩm cá tầm Việt Nam thuần chủng, có chứng nhận nguông gốc xuất xứ, giống loài. Loại cá tầm ở Việt Nam được nhập về có gen cực mạnh, thuần chủng. |
Nguyễn Nam(thực hiện)