【keọhacai】Ngân sách nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho giáo dục nghề nghiệp
Số liệu trên đã thể hiện sự ưu tiên rất cao của Nhà nước cho GDNN.
Số chi tăng đều qua các năm
Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, GDNN là bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân. Hàng năm, NSNN đều ưu tiên bố trí kinh phí cho lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề đảm bảo tỷ lệ theo quy định tại Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cụ thể, chi thường xuyên NSNN cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề năm 2019 là 244.835 tỷ đồng, bằng 24,49% tổng chi thường xuyên NSNN (ngân sách trung ương (NSTW) 28.335 tỷ đồng, ngân sách địa phương (NSĐP) 216.500 tỷ đồng); năm 2020 là 258.750 tỷ đồng, bằng 24,49% tổng chi thường xuyên NSNN (NSTW 30.250 tỷ đồng, NSĐP 228.500 tỷ đồng)
Đối với chi NSNN trong lĩnh vực GDNN, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, NSNN không phân bổ riêng chi GDNN mà phân bổ chung trong chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Do đó, việc thống kê chi NSNN cho GDNN chỉ được xác định trong quá trình phân bổ và giao dự toán của đơn vị dự toán cấp trên cho đơn vị sử dụng ngân sách cấp dưới trực thuộc.
Theo số liệu thống kê trên hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc, tổng dự toán chi thường xuyên ngân sách cho GDNN ghi nhận trên hệ thống năm 2019, là hơn 21.342 tỷ đồng, trong đó, NSTW là 5.146,7 tỷ đồng, NSĐP là 16.195,3 tỷ đồng. Số thực chi trong năm (bao gồm cả số chi từ nguồn năm trước chuyển sang) là 20.385,7 tỷ đồng). Dự toán năm 2020 đã nhập và phê duyệt trên hệ thống tính đến ngày 31/3/2020 là 17.708,8 tỷ đồng (NSTW 4.430,7 tỷ đồng, NSĐP là hơn13.278 tỷ đồng).
Số chi ngân sách cho GDNN để tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo nhằm tạo chuyển biến nhanh, thực chất trong phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo. Số chi ngân sách đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho đối tượng học sinh, sinh viên là con em các hộ nghèo, học sinh diện chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Cùng với đó, số chi ngân sách để thực hiện phát triển GDNN thông qua 2 Chương trình mục tiêu quốc gia và các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020; chi hỗ trợ kinh phí hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Về cơ cấu chi, ngân sách đã ưu tiên bố trí kinh phí cho giáo dục dạy nghề ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới hải đảo và vùng đồng bào dân tộc. Theo Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017, định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề được điều chỉnh tăng bình quân 1,76 lần tùy theo từng vùng so với Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg; định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề theo tiêu chí dân số cho vùng miền núi - đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu cao hơn 1,56 lần so với vùng đô thị; đối với vùng cao - hải đảo cao hơn 2,22 lần so với vùng đô thị.
Cơ chế cấp phát thay đổi để tăng hiệu quả chi
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, PGS.TS Đặng Văn Du - Học viện Tài chính cho rằng, kinh phí đảm bảo cho GDNN phải được tiếp cận trên 2 giác độ, thứ nhất phải phù hợp với cơ chế quản lý tài chính đang áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập; thứ 2, phù hợp với khả năng NSNN.
“Tiếp cận theo 2 giác độ trên, tôi cho rằng đã đảm bảo, vì các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực GDNN cũng phải tuân theo cơ chế tự chủ theo quy định của Nghị định 16/2015/NĐ-CP, nên số liệu dự toán chi NSNN cho các cơ sở này đều phải được lập, duyệt theo quy định của Luật NSNN và cơ chế tự chủ đã được xác định. Bên cạnh đó, mặc dù tổng thu NSNN thực tế năm 2019 đã vượt dự toán được giao tới 8,2%, nhưng tốc độ tăng thu NSNN 2019 so với 2018 chỉ có 8%; trong khi tốc độ tăng chi NSNN cho GDNN 2019 so với 2018 lên tới 10,96% đã thể hiện sự ưu tiên rất cao của Nhà nước cho GDNN” - ông Du cho biết.
Ngoài nguồn ngân sách từ nhà nước, trên thực tế, còn nhiều nguồn kinh phí đầu tư cho GDNN như nguồn kinh phí từ học phí, từ doanh nghiệp, nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, kinh phí đầu tư từ NSNN vẫn chiếm tỷ trọng 60%. Ông Vũ Cương - Đại diện nhóm nghiên cứu Ngân hàng thế giới (WB) cho biết, nguồn kinh phí cho GDNN vẫn phụ thuộc nhiều vào NSNN. Trong những năm gần đây, chính sách tài chính cho GDNN đã có nhiều đổi mới nhằm giảm dần gánh nặng tài trợ từ NSNN như khuyến khích xã hội hóa; chuyển dần từ học phí sang giá dịch vụ để kết cấu đầy đủ các chi phí vào giá thành. Ngoài ra, cơ chế cấp kinh phí từ ngân sách cũng thay đổi để tăng hiệu quả như NSNN chỉ cấp cho những ngành Nhà nước có nhu cầu nhưng khó xã hội hóa. Ngân sách chuyển từ cấp phát theo đầu vào sang giao nhiệm vụ đặt hàng hoặc đấu thầu theo kết quả đầu ra. Trong thời gian tới, dự kiến vốn đầu tư sẽ chuyển từ cấp phát ngân sách sang cho vay.
Theo ông Cương, để tăng hiệu quả chi NSNN cho GDNN, cần tách tài trợ của Nhà nước cho cơ sở GDNN thành 2 loại: Tài trợ theo trường và tài trợ theo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Mức tài trợ tối thiểu theo trường dựa trên kết quả hoạt động trong quá khứ; tài trợ theo kết quả thực hiện nhiệm vụ ưu tiên đấu thầu cạnh tranh.
Đồng quan điểm với ông Vũ Cương, ông Du cũng cho rằng, trong bối cảnh NSNN còn khó khăn thì bài toán phân bổ nguồn lực để tập trung đầu tư cho các trường nghề trọng điểm cần được tính đến. Cách tốt nhất là đấu thầu cung ứng dịch vụ GDNN trong khuôn khổ kinh phí NSNN dự kiến phân bổ thì mới cải thiện được hiệu quả đầu tư cho GDNN. Nhà nước đừng nên trực tiếp tham gia cung ứng dịch vụ GDNN này.
Bùi Tư
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/290d799451.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。