当前位置:首页 > Thể thao > 【lorient – marseille】Vicem Tam Điệp lỗ hơn 1.100 tỷ đồng, thuộc diện giám sát đặc biệt

【lorient – marseille】Vicem Tam Điệp lỗ hơn 1.100 tỷ đồng, thuộc diện giám sát đặc biệt

2025-01-26 03:25:36 [La liga] 来源:88Point

VIcem

Ảnh TL minh họa

Nhiều công ty của Vicem có nguy cơ mất cân đối tài chính

TheĐiệplỗhơntỷđồngthuộcdiệngiámsátđặcbiệlorient – marseilleo báo cáo này, năm 2018, tổng doanh thu của công ty mẹ là 1.692 tỷ đồng (bằng 52% so với năm 2017), trong đó doanh thu hoạt động tài chính chiếm 86% tổng doanh thu, lợi nhuận thực hiện là 1.052 tỷ đồng, bằng 75% so với năm 2017, chủ yếu từ cổ tức, lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư tài chính.

Về đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, tại thời điểm 31/12/2018, tổng giá trị đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp (giá gốc) của công ty mẹ là 13.643 tỷ đồng; số dư trích lập dự phòng là 3.234 tỷ đồng, tăng 412 tỷ đồng so với năm 2017. Trong đó trích lập dự phòng vào các khoản đầu tư vào Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp 1.046 tỷ đồng. Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long 1.606 tỷ đồng…

Về hiệu quả đầu tư, cổ tức lợi nhuận được chia năm 2018 là 1.339 tỷ đồng, bằng 70% năm 2017, chủ yếu từ Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hoàng Thạch, Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1, Công ty CP Vicem vật tư vận tải xi măng, Công ty Xi măng Chinfon, Công ty Siam City và Công ty Xi măng Nghi Sơn. Tỷ suất cổ tức, lợi nhuận được chia trên tổng giá trị đầu tư ra ngoài DN là 9,8% (giảm 5,2% so với năm 2017).

Bên cạnh các khoản đầu tư mang lại hiệu quả thì còn nhiều khoản đầu tư có hiệu quả không cao như Công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn, Hải Vân,… Một số công ty có số lỗ luỹ kế lớn như Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp, Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long, Sông Thao, Sông Đà 12, Tấm lợp vật liệu xây dựng Đồng Nai….

Cụ thể, Công ty Xi măng Vicem Tam Điệp năm 2018 doanh thu là 1.486 tỷ đồng, bằng 113% so với năm 2017, nhưng lợi nhuận chỉ đạt 14,24 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2018, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 1.132 tỷ đồng, nhưng do số lỗ luỹ kế quá lớn 1.103 tỷ đồng (bằng 97% vốn đầu tư của chủ sở hữu), nên vốn chủ sở hữu chỉ còn 86 tỷ đồng, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 17,7 lần.

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn là 0,25 cho thấy công ty mất an toàn về tài chính nghiêm trọng, mất khả năng thanh toán, hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào vốn vay, chiếm dụng và hỗ trợ từ công ty mẹ. Như vậy, căn cứ điều 24 Nghị định 87 năm 2015 của Chính phủ, Công ty Xi măng Vicem Tam Điệp thuộc diện phải thực hiện giám sát tài chính đặc biệt.

Ngoài ra, nhiều công ty sản xuất xi măng khác của Vicem như Hà Tiên 1, Vicem Bút Sơn, Vicem Hoàng Mai, Xi măng Bỉm Sơn… cũng được đánh giá là có sự tăng trưởng nhưng với hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn đều thấp hơn 1, đặc biệt các công ty có hệ số từ 0,5 trở xuống cho thấy các công ty này gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ đến hạn, tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối về tài chính.

Tăng cường giám sát doanh nghiệp với Vicem

Với tình hình như trên, Bộ Tài chính đề nghị Vicem có biện pháp kiểm soát, thu hồi các khoản nợ cho các công ty con vay để không làm thất thoát, bị chiếm dụng vốn, tiền, tài sản nhà nước tại tổng công ty. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các bộ phận liên quan thực hiện rà soát, đánh giá danh mục các khoản đầu tư để đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn, có phương án xử lý đối với các khoản đầu tư tài chính không mang lại hiệu quả (như Công ty cổ phần Sông Đà 12, Công ty cổ phần Tấm lợp vật liệu xây dựng Đồng Nai ); thực hiện chuyển giao phần vốn đầu tư của Vicem tại Công ty CP: Cao su Đồng Phú - Kratie và Đồng Nai Kratie theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để xử lý dứt điểm. Tăng cường công tác giám sát với Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp, Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long và Sông Thao; đồng thời chỉ đạo, điều hành để các công ty này dần khắc phục khó khăn và trả được nợ vay.

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Xây dựng kiểm tra, giám sát Công ty mẹ - Vicem trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn, rà soát việc trích lập dự án phòng giảm giá đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của VICEM đảm bảo theo đúng chế độ quy định. Chỉ đạo Vicem tăng cường công tác giám sát đối với Công ty Xi măng Vicem Tam Điệp, Công ty CP Xi măng Hạ Long và Sông Thao.

Xem xét, phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án thoái các khoản vốn đầu tư không thuộc ngành nghề kinh doanh chính của Vicem. Chỉ đạo thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp, tính toán quy mô vốn điều lệ và xây dựng phương án cổ phần hoá Công ty mẹ - Vicem đảm bảo theo đúng lộ trình.

"Đề nghị Bộ Xây dựng tăng cường công tác giám sát doanh nghiệp đối với Vicem và chịu trách nhiệm về các nội dung giám sát được phân cấp theo quy định hiện hành", báo cáo của Bộ Tài chính nêu./.

H.Y

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读