【cách đánh bầu cua】Phát triển sử dụng hóa đơn điện tử: Cần trách nhiệm của cả hai bên

时间:2025-01-25 22:07:38 来源:88Point

phat trien su dung hoa don dien tu can trach nhiem cua ca hai ben

Sử dụng HĐĐT mang lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan Thuế và DN. Ảnh: H.Vân.

2.700 doanh nghiệp sử dụng

Trên cơ sở Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ về hóa đơn bán hàng và cung ứng dịch vụ,áttriểnsửdụnghóađơnđiệntửCầntráchnhiệmcủacảhaibêcách đánh bầu cua sau đó là Nghị định 04/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 51, Bộ Tài chính đã ban hành những quy định về triển khai HĐĐT từ năm 2011. Đến nay, theo thống kê của Tổng cục Thuế, số lượng DN sử dụng HĐĐT luôn tăng. Nếu như đến hết năm 2016 mới có khoảng 700 - 800 DN sử dụng thì đến hết tháng 6/2017 đã có khoảng 2.700 DN với 300 triệu HĐĐT được ghi nhận. Trên thực tế hiện nay tồn tại 3 loại HĐĐT là hệ thống hóa đơn tự xây dựng của các DN; HĐĐT sử dụng qua tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ và HĐĐT có xác thực của cơ quan Thuế. Với hóa đơn xác thực, khi có nhu cầu, DN kết nối với cơ quan Thuế thực hiện lập hóa đơn và cơ quan Thuế sẽ xác thực cấp HĐĐT với mã xác thực.

Đánh giá về những ưu điểm mà HĐĐT mang lại cho DN cũng như cơ quan Thuế, ông Nguyễn Đại Trí - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết: Nếu như trước đây, việc lập hóa đơn hoàn toàn mang tính thủ công, đến nay cùng với việc triển khai các phần mềm kế toán quản trị, DN hoàn toàn có thể xuất ra HĐĐT của các DN trên cơ sở đó kết xuất để đưa vào hệ thống chủ. Điều này khá thuận tiện cho DN và cơ quan Thuế. Bên cạnh đó, toàn bộ hệ thống lưu trữ, vận chuyển, chuyển nhận của HĐĐT đều được thực hiện qua kênh điện tử sẽ tiết kiệm nhiều chi phí cho người nộp thuế, đồng thời, giúp cho việc bảo quản, sử dụng cũng như lưu trữ hóa đơn tiện lợi hơn, tốt hơn. Về phía quản lý, thông qua áp dụng HĐĐT, cơ quan Thuế đã hình thành được một cơ sở dữ liệu về hóa đơn phục vụ công tác quản lý thuế, công tác kiểm tra, đối chiếu, rà soát cũng như kịp thời phát hiện những hành vi gian lận trong việc phát hành hóa đơn.

Nhìn nhận từ góc nhìn của DN, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng: Một trong những lợi ích lớn của HĐĐT là giúp DN tránh được các rủi ro về hóa đơn giả, hóa đơn của DN bỏ trốn hay các loại hóa đơn bất hợp pháp khác. Khi mọi giao dịch được minh bạch hóa, công tác chống thất thu ngân sách sẽ hiệu quả hơn, giúp môi trường kinh doanh bình đẳng. Đặc biệt, khi cơ quan Thuế có đầy đủ dữ liệu thì có thể phân tích được những lĩnh vực có nguy cơ thất thu thuế cao và tiến hành các hoạt động giám sát.

Tuy nhiều lợi ích, song, theo ông Đậu Anh Tuấn, khi DN triển khai chủ trương này, việc ứng dụng công nghệ thông tin như thế nào, đảm bảo hạ tầng ra sao và liệu có tình trạng nghẽn mạng khi DN kê khai thuế điện tử hay không là những lo ngại đang được đặt ra vì khi sự đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau không tốt hay có sự cố về công nghệ thì thiệt hại trực tiếp là DN.

Lùi lộ trình sang 2019

Để đẩy mạnh việc áp dụng HĐĐT trong thời gian tới, Tổng cục Thuế đang xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 04 và Nghị định 51. Kể từ khi đưa dự thảo Nghị định ra lấy ý kiến rộng rãi, Tổng cục Thuế đã ghi nhận nhiều băn khoăn phía DN. Chia sẻ vấn đề này, ông Nguyễn Đại Trí nêu: Băn khoăn trước tiên là về điều kiện để sử dụng được. Thực tế trong nhiều năm qua, theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã triển khai nhiều hoạt động giao dịch thuế điện tử bắt đầu từ đăng ký thuế điện tử, kê khai, nộp thuế, gần đây là hoàn thuế điện tử. Khi triển khai, một trong những vấn đề Tổng cục luôn đặt lên hàng đầu đó là hạ tầng đường truyền, cơ sở vật chất, thiết bị. “Chúng tôi luôn có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông có ý kiến. Việc cả nước đều phủ sóng 3G và 4G là cơ sở quan trọng nhất. Và thực tế đến nay, gần như 100% DN đã kê khai thuế điện tử, 96% DN nộp thuế điện tử thuận lợi” - đại diện ngành Thuế nói. Về lộ trình, hiện nay, ngành Thuế đang đặt ra mục tiêu áp dụng HĐĐT từ 1/1/2018 đối với các DN nguy cơ rủi ro cao, từ 1/7/2018 áp dụng với các DN. Tuy nhiên, qua ý kiến của DN phản ánh, lộ trình có thể chưa đủ dài để các DN chuẩn bị điều kiện sẵn sàng, do đó, Tổng cục Thuế sẽ cân nhắc các phương án trình Bộ Tài chính và Chính phủ cho lùi sang 1/7/2019.

Về tính thông suốt của hệ thống, khác với hoạt động kê khai nộp thuế, hoạt động HĐĐT diễn ra thường xuyên hàng ngày, hàng giờ và có yếu tố thời hạn kê khai nộp thuế trước ngày 20 hàng tháng nên hầu hết các DN đều đợi sát thời điểm đó. Để khắc phục, một mặt cơ quan Thuế sẽ đảm bảo cơ sở hạ tầng đường truyền, mặt khác, bản thân DN cũng phải thay đổi hành vi để tránh tắc nghẽn vào thời điểm cụ thể đó. Hơn thế nữa, để phù hợp với đặc thù của Việt Nam, cơ quan Thuế vẫn duy trì việc sử dụng hóa đơn giấy ở một số vùng miền, lĩnh vực nhất định với nguyên tắc luôn có biện pháp dự phòng để mọi hoạt động của DN không bị ảnh hưởng. Những trường hợp nào được dùng hóa đơn giấy cũng sẽ được quy định cụ thể trong Nghị định mới để tránh áp dụng tùy tiện, làm giảm giá trị của hệ thống vừa xây dựng.

Bày tỏ lạc quan về kế hoạch áp dụng HĐĐT của Tổng cục Thuế, đại diện VCCI cho rằng, những giao dịch dù nhỏ, nếu áp dụng bài bản công nghệ thông tin sẽ giúp thay đổi lớn cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Đầu tư ban đầu cần một khoản đầu tư nhỏ nhưng DN có thể tin rằng những khoản tiết kiệm chi phí sẽ có lợi nhiều về sau, bởi mọi giao dịch đều điện tử hóa hết, DN không phải đầu tư nhiều nhân lực và thời gian. “Lợi ích của việc áp dụng này là điều quan trọng vì việc áp dụng công nghệ thông tin, trong đó có HĐĐT là xu hướng không thể đảo ngược mà các nước trên thế giới đã đi trước Việt Nam khá lâu. Chúng tôi hiểu để áp dụng thành công HĐĐT phải cần trách nhiệm cả hai phía. Cơ quan Quản lý Nhà nước cần phát triển hạ tầng, có phương án phù hợp, có hệ thống pháp lý đầy đủ. Các DN cần có bước đi mạnh mẽ, có định hướng rõ ràng trong áp dụng công nghệ thông tin” - ông Đậu Anh Tuấn phân tích. Trước mắt nhiều hộ kinh doanh, nhiều DN nhỏ sẽ khó khăn, nhưng cần ủng hộ định hướng này của Chính phủ, của Tổng cục Thuế. DN cũng kỳ vọng không riêng ngành Thuế mà tới đây nhiều cơ quan, bộ, ngành khác cũng áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý để nền kinh tế số của Việt Nam sẽ chuyển động nhanh và mang lại lợi ích lớn hơn.

推荐内容