【bảng xếp hạng uae pro league】Chính phủ muốn được vay vốn ODA làm đường sắt tốc độ cao
Ảnh minh họa của Duy Linh. |
Nghiên cứu sửa đổi khoản 2,ínhphủmuốnđượcvayvốnODAlàmđườngsắttốcđộbảng xếp hạng uae pro league Điều 89, Luật Đầu tư công để có thể vay vốn ODA đầu tưmột số tuyến đường sắt nhẹ, đường sắt tốc độ cao là kiến nghị được Chính phủ đề cập trong giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý NSNN, đầu tư công, đồng bộ với hoàn thiện khuôn khổ quản lý nợ công.
Báo cáo về tình hình nợ công năm 2023, dự kiến năm 2024 và sơ kết 3 năm kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 vừa được Chính phủ vừa gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Báo cáo nêu rõ, trong bối cảnh nhu cầu nguồn vốn lớn, để đáp ứng các cam kết về việc đưa mức phát thải các-bon ròng bằng 0 vào năm 2050, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, các cam kết về phát triển bền vững, bao trùm, chống biến đổi khí hậu, sự dịch chuyển trong ưu tiên của các nhà tài trợ, tổ chức cho vay , Chính phủ kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và cho phép trình Quốc hội nghiên cứu bổ sung một số giải pháp mới.
Cụ thể, rà soát, sửa đổi các quy định có liên quan đến Luật Đầu tư công để hạn chế chuyển nguồn NSNN sang năm sau để tránh bị động trong công tác huy động vốn và nâng cao hiệu quả vay nợ. Quy định rõ việc bố trí vốn chuẩn bị các dự ánđầu tư gối đầu cho giai đoạn sau, trong đó nghiên cứu sửa đổi khoản 2, Điều 89, Luật Đầu tư công để có thể vay vốn ODA đầu tư một số tuyến đường sắt nhẹ, đường sắt tốc độ cao.
Theo Chính phủ, các dự án này đều có tổng mức đầu tư lớn, thời gian triển khai thực hiện dài, trên 2 kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn liên tiếp. Vì vậy, việc quy định giá trị tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án phải thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau không vượt quá 20% tổng số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương đó sẽ hạn chế việc triển khai các dự án tuyến đường sắt nhẹ, đường sắt tốc độ cao.
Giải pháp Chính phủ kiến nghị còn có nghiên cứu, sửa đổi Luật Quản lý nợ công, Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định số 97/2018/NĐ-CP và Nghị định số 79/2021/NĐ-CP của Chính phủ liên quan đến: Tài sản đảm bảo cho đơn vị sự nghiệp công lập; tăng thêm hạn mức vay của địa phương; rà soát tỷ lệ vay lại, cách thức cũng như tiêu chí về tỷ lệ cho vay lại 10% tại Nghị định số 79/2021 /NĐ-CP của Chính phủ đối với trường hợp đặc thù.
Cạnh đó là đơn giản hóa thủ tục cho vay đối với đơn vị sự nghiệp công lập; điều kiện, quy trình xử lý nợ quá hạn, nợ xấu. Đồng thời, đối với các nội dung liên quan đến các vướng mắc về sử dụng tài sản của nhóm đơn vị sự nghiệp công lập làm tài sản bảo đảm cần nghiên cứu, sửa đổi Luật Đất đai.
“Nghiên cứu để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước theo hướng: Quốc hội quyết định tổng mức vay, bội chi NSĐP và từng địa phương, trong điều hành Chính phủ được điều chỉnh giữa các địa phương có khả năng thực hiện, nhưng không làm tăng tổng mức vay của NSĐP đã được Quốc hội quyết định để địa phương sử dụng có hiệu quả nguồn được phép vay trong năm”, Chính phủ kiến nghị.
Nghiên cứu phương thức huy động vốn mới để tạo nguồn lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng, năng lượng, cam kết phát thải ròng về 0 và biến đổi khí hậu, cũng là nội dung được Chính phủ đề cập.
Nội dung cụ thể là tiếp tục nghiên cứu để phát triển đa dạng sản phẩm, hàng hoá trên thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) gồm cả sản phẩm TPCP xanh căn cứ vào sự phát triển của thị trường trong từng giai đoạn, phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư. Nghiên cứu đưa TPCP vào rổ chỉ số trái phiếu quốc tế để thu hút thêm các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài.
Đổi mới cơ chế huy động nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài theo hướng xây dựng một số chương trình đầu tư công để thực hiện một số dự án quan trọng, có tính lan tỏa trong phạm vi cả nước hoặc một số vùng theo từng mục tiêu ưu tiên thay cho cách tiếp cận dự án riêng lẻ, phân tán.
Chuyển dịch từ vay cho chương trình, dự án sang phương thức vay hỗ trợ ngân sách để gia tăng tính chủ động, hiệu quả trong sử dụng vốn vay của Chính phủ theo đúng tinh thần tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội và định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021-2025.
Về quản lý, Chính phủ kiến nghị thay vì thực hiện mục tiêu kỳ hạn theo chỉ tiêu kỳ hạn phát hành TPCP bình quân trong từng năm, thực hiện kiểm soát theo thời gian đáo hạn bình quân danh mục TPCP để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
Giai đoạn 2021-2023, các chỉ tiêu an toàn nợ đều đảm bảo trong phạm vi được Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ cho phép. Tổng mức vay của Chính phủ khoảng 1,317 triệu tỷ đồng (đạt 42,9% kế hoạch), nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 906,7 nghìn tỷ đồng (đạt 53,3% kế hoạch).
相关推荐
- Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
- Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo tấn công lớn vào Gaza
- Nhận định, soi kèo Panathinaikos vs PAOK FC, 01h30 ngày 6/1: Ông vua sân khách
- Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
- Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- Chăm lo cho đoàn viên, người lao động có cái tết vui tươi, hạnh phúc
- Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng