Yêu cầu tất yếu để đảm bảo giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu
Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, quy mô xuất khẩu của Việt Nam ngày càng mở rộng và đạt mức cao, tăng từ 96,91 tỷ USD năm 2011 lên 371,30 tỷ USD năm 2022, gấp 3,8 lần. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trên GDP năm 2022 chiếm 90,1% (năm 2011 là 72,7%).
Tuy nhiên, việc mở rộng sản xuất có nguy cơ gia tăng áp lực ô nhiễm do khai thác nhiều các nguồn lợi tự nhiên. Theo ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương trích trên Tạp chí Tài chính: “Xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua phát triển chưa bền vững.
Việc mở rộng xuất khẩu đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường”.
Bên cạnh đó, áp lực từ biến đổi khí hậu cũng đặt ra thách thức cho ngành xuất khẩu Việt Nam trong việc duy trì chất lượng sản phẩm.
Điều này dễ nhận thấy đối với các sản phẩm nông sản. Tại những khu vực chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn và hạn hán vào mùa khô, nguồn nước tưới không đảm bảo dẫn đến khó đạt năng suất và chất lượng cao. Nếu chất lượng nông sản đạt yêu cầu thì chi phí đầu tư cũng sẽ lớn, khó cạnh tranh với nông sản của các quốc gia khác.
Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt và biến động của kinh tế thế giới cũng là thách thức cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Do đó, định hướng xuất khẩu bền vững là vấn đề cấp bách đối với nước ta trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế sắp tới, với mục tiêu hài hòa giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng nhanh, bảo vệ môi trường.
Yêu cầu về sản phẩm “xanh” ngày càng cao
Phát triển bền vững không chỉ là vấn đề nội tại quốc gia, các thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng đang đặt ra những yêu cầu nhập khẩu cao hơn.
Tháng 4/2023, Nghị viện châu Âu thông qua dự luật cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản như cà phê, ca cao, gỗ và cao su… có quy trình sản xuất làm giảm diện tích rừng.
Hay từ 1/10/2023, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) bắt đầu đi vào hoạt động. Theo đó, tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) trong các lĩnh vực công nghiệp có cường độ carbon cao (thép, nhôm, xi măng, phân bón…) sẽ nằm trong phạm vi điều chỉnh.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều quy định phi thuế quan ngặt nghèo hơn từ các thị trường trong Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với các yêu cầu bảo vệ môi trường bao gồm đa dạng sinh học, giảm phát thải… đều được cam kết ở mức độ ràng buộc cao.
Để chinh phục thị trường ngoại, các doanh nghiệp không chỉ cần vượt qua những “hàng rào xanh” để thuận lợi xuất khẩu. Quan trọng hơn là thu hút được người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm và khắt khe hơn với các tiêu chuẩn sản phẩm thân thiện môi trường.
Thách thức và cơ hội chinh phục thị trường quốc tế
Hiện nay, việc xuất khẩu thành công và tăng sản lượng vào nhiều thị trường khó tính đã chứng minh hướng đi đúng đắn của những doanh nghiệp bền bỉ thực hiện chiến lược sản xuất, kinh doanh bền vững.
Tiêu biểu có thể kể đến Vinamilk, một trong những doanh nghiệp Việt Nam đã có thị phần ở gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu khắt khe của Singapore, Nhật Bản, New Zealand…
Vừa qua, Vinamilk cũng được đánh giá thuộc Top 5 thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu và dẫn đầu tại Việt Nam. Đặc biệt, điểm nhận thức về tính bền vững của doanh nghiệp này được đánh giá cao nhất, vượt qua nhiều tên tuổi lớn khác trong ngành sữa thế giới.
Ông Võ Trung Hiếu - Giám đốc Kinh doanh quốc tế Vinamilk, chia sẻ: “Hiện nay hầu hết các đối tác của chúng tôi ở các nhóm thị trường phát triển đã đề cập về các yêu cầu liên quan đến phát triển bền vững.
Vinamilk đã và đang tiếp tục chủ động chuyển đổi phương thức hoạt động, tăng cường đầu tư trang thiết bị, chú trọng đào tạo phát triển nhân lực, tích cực chuyển đổi số và chuyển đổi xanh nhằm thích ứng với điều kiện mới”.
Tại New Zealand và Úc, nơi có yêu cầu cao về yếu tố môi trường, Vinamilk đặt mục tiêu trước 2025 toàn bộ các sản phẩm xuất khẩu sang 2 thị trường này đều sử dụng bao bì HDPE (bao bì dễ tái chế). Hiện các sản phẩm xuất khẩu cung ứng đến New Zealand và Úc đều không có ống hút nhựa, nắp dễ mở hơn nhằm giảm rác thải nhựa ra môi trường.
Việc nhận định và đánh giá khá sớm sự quan trọng của yếu tố phát triển bền vững giúp Vinamilk đạt được những kết quả bước đầu tương đối khả quan.
Thị trường châu Úc tăng trưởng doanh số hơn 10% mỗi năm, sản phẩm được Vinamilk sản xuất đang được phân phối tại các chuỗi siêu thị lớn Costco, Woolworths, Coles, Aldi, Foodstuff… và liên tục có các dự án phát triển sản phẩm mới cho thị trường này.
Mới đây, Vinamilk cũng ký kết hợp tác đưa sản phẩm sữa chua vào thị trường tỷ dân - Trung Quốc. Các sản phẩm sữa chua được sản xuất trên dây chuyền khép kín theo Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2015 và tiêu chuẩn FSSC 22000, áp dụng công nghệ lên men tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản nhằm đảm bảo tính an toàn và vệ sinh.
Với những giá trị và tiềm năng phát triển của xu hướng xuất khẩu bền vững, Vinamilk cũng sẽ phát triển ở các nhóm thị trường có thu nhập cao ở châu Á, châu Mỹ và nhóm thị trường truyền thống đã khai thác trong giai đoạn vừa qua.
Có thể thấy, với nhiều giá trị lâu dài, phát triển bền vững chính là “chìa khoá” để doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thương hiệu, tạo thiện cảm với người tiêu dùng, khẳng định chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
Sự yêu quý, tin tưởng và trung thành của người tiêu dùng là minh chứng cho thấy những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc liên tục cải tiến sản phẩm theo hướng PTBV, đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng không chỉ ngon, sạch, an toàn mà còn chứa đựng những giá trị về môi trường.
相关内容
- Nhận định, soi kèo Cartagena vs Leganes, 21h30 ngày 5/1: Giải quyết sau phút 90
- Việt Nam ready to enhance UN peacekeeping participation
- First Việt Nam
- Việt Nam treasures traditional ties, multifaceted cooperation with Kazakhstan: PM
- Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- Việt Nam, Japan should accelerate implementation of ODA projects: Deputy PM
- UN General Assembly passes pandemic response resolution co
- Foreign minister hosts visiting Cuban diplomat