游客发表

【tỷ lệ bóng đá m7】Ngành gỗ hướng tới liên kết xuất khẩu

发帖时间:2025-01-09 23:48:27

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ dự báo nửa cuối năm tiếp tục khó Việt Nam - ngôi sao đang lên trong ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất đồ nội thất
HawaExpo đã trở thành mắt xích quan trọng đại diện của Việt Nam trong chuỗi hội chợ nội thất xuất khẩu tại các nước Đông Nam Á. 	 Ảnh: TL
HawaExpo đã trở thành mắt xích quan trọng đại diện của Việt Nam trong chuỗi hội chợ nội thất xuất khẩu tại các nước Đông Nam Á. Ảnh: TL

Nhiều cánh cửa mới đang mở

Rất nhiều thông tin tích cực về hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ được các chuyên gia, DN nêu ra tại Diễn đàn Công nghiệp gỗ và nội thất Việt Nam diễn ra tại TPHCM vào cuối tuần qua. Bà Trần Như Trang, đại diện Chương trình SIPPO tại Việt Nam cho biết, các thị trường xuất khẩu lớn của ngành gỗ Việt Nam như Mỹ, châu Âu, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã cho thấy tín hiệu hồi phục khi người tiêu dùng bắt đầu quay lại cửa hàng mua sắm sau thời gian dài “thắt lưng buộc bụng”. Bên cạnh đó, bà Trang cũng chỉ ra những thị trường mới rất tiềm năng cho ngành gỗ Việt Nam như Trung Đông, Ấn Độ, Australia, Canada, ASEAN. Trong đó, thị trường Trung Đông có tốc độ tăng trưởng rất nhanh cùng sự đa dạng về văn hóa và người dân sẵn sàng trả giá cao để mua các sản phẩm chất lượng tốt. Thị trường Canada cũng có mức độ chi tiêu cho đồ gỗ nội và ngoại thất khá cao và thị trường cũng đang có dấu hiệu ấm lên đối với các hoạt động xây và sửa chữa nhà…

Khu vực Trung Đông là vùng đất đang được quy hoạch để xây dựng các siêu dự án. Tiêu biểu có thể kể tên như siêu dự án NEOM tại Arab Saudi với 4 tổ hợp Sindalah, The Line, Trojena và Oxagon; siêu dự án The Mukaab (New Murabba) trị giá 800 tỷ USD; siêu dự án Mirror Line vốn đầu tư 1.000 tỷ USD... Tất cả các dự án, đều cần nội thất, và còn là nội thất phân khúc cao cấp - ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA.

Đồng quan điểm với bà Trang về những thị trường mới cho ngành gỗ, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA) chia sẻ, khu vực Trung Đông đang được ví là điểm đầu tư của thập niên này. Đây là vùng đất đang được quy hoạch để xây dựng các siêu dự án. Tiêu biểu có thể kể tên như siêu dự án NEOM tại Arab Saudi với 4 tổ hợp Sindalah, The Line, Trojena và Oxagon; siêu dự án The Mukaab (New Murabba) trị giá 800 tỷ USD; siêu dự án Mirror Line vốn đầu tư 1.000 tỷ USD... Tất cả các dự án, đều cần nội thất, và còn là nội thất phân khúc cao cấp.

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại UAE cho thấy, nhập khẩu đồ nội thất tại các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) có mức tăng trưởng hơn 45%/năm, trong khi gần như các quốc gia này không sản xuất đồ nội thất. Trước những tiềm năng to lớn này, các thương hiệu lớn của thị trường nội thất Việt Nam như Trần Đức, AA, Minh Thành... đã ký hợp đồng mua gian hàng lớn ở các triển lãm nội thất phục vụ thị trường Dubai. Ông Khanh cho biết, thông qua triển lãm, các DN đã ký được rất nhiều hợp đồng, giúp bù đắp sự sụt giảm của các thị trường truyền thống.

Theo các chuyên gia, ngành nội thất Việt Nam luôn được sự ủng hộ, đồng hành tích cực từ phía các cơ quan xúc tiến thương mại. Các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài luôn tạo điều kiện cho DN Việt Nam tiếp cận thị trường mới. Chỉ cần hội tụ đủ công cụ, đủ tiềm lực DN Việt Nam hoàn toàn có thể thâm nhập, tìm kiếm cơ hội ở những thị trường giàu tiềm năng khác.

Bên cạnh tín hiệu vui về thị trường, ở góc độ nhà đầu tư, ông Chad Ovel, Tổng giám đốc, Mekong Capital chia sẻ, với những điển hình lớn như AA Corporation, An Cường, Trường Thành... ngành nội thất Việt Nam khá ấn tượng trong mắt các nhà đầu tư. Theo đó, ngành nội thất Việt Nam hoàn toàn có cơ hội đón nhận làn sóng đầu tư và làn sóng tăng trưởng hậu lạm phát.

Kết nối, hội tụ nguồn lực

Cơ hội phía trước là rất lớn và các DN đều đã nhận diện rõ, nhưng nắm bắt được đến đâu thì còn phụ thuộc vào tầm nhìn và chiến lược của các DN cũng như của ngành gỗ Việt Nam. Dù có chất lượng tốt, độ tinh xảo cao và đã có mặt trong nhiều công trình cao cấp bậc nhất thế giới, nhưng nhiều năm qua ngành gỗ vẫn thiên về gia công mà chưa khai thác được những giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng. Rất nhiều DN không ngừng tìm kiếm giải pháp tiếp cận người dùng cuối và thâm nhập trực tiếp vào chuỗi cung ứng nội thất ở các thị trường quốc tế nhưng vẫn không thực sự thành công.

Ví dụ như khi bắt tay vào làm phân phối tại thị trường Mỹ, DN đối mặt với rất nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến pháp lý. Theo luật pháp Mỹ, DN buộc phải thành lập DN tại đây để có thể chịu trách nhiệm nếu muốn bán hàng. Tiếp đó là vấn đề kho hàng, quản lý hàng hóa, nhân sự… Đặc biệt nhất là văn hóa hàng trả hoàn toàn khác biệt so với Việt Nam. Việc hoàn thiện bộ máy, quy trình kinh doanh ở Mỹ đòi hỏi DN tốn kém và thời gian dài, rủi ro pháp lý cao nên từ đó chi phí đầu tư cũng rất nhiều.

Từ những khó khăn đó, đứng ở góc độ hiệp hội, ông Nguyễn Quốc Khanh đã đề xuất ý tưởng về một trung tâm logistics – xúc tiến thương mại nội thất Việt Nam ngay tại thị trường chủ lực. Theo đó, mô hình này sẽ hoạt động như một văn phòng đại diện, các DN hội tụ trong mô hình này có thể chính thống về mặt pháp lý trong việc kinh doanh ở thị trường sở tại; có không gian để tiếp cận khách hàng, nhận các thông tin liên lạc đến từ nhân viên chính thức bằng tên công ty của DN, dịch vụ thư ký theo yêu cầu... Cùng với đó, hệ thống kho bãi sẽ giúp DN có thể trữ hàng để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng, công tác giao nhận, phản hồi, chăm sóc khách hàng... Ngoài ra, trung tâm còn có thể triển khai các dịch vụ khác như giúp các DN nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, showroom tiếp khách, tiếp cận khách hàng, marketing… Qua đó sẽ giúp tháo gỡ phần nào các khó khăn về chí phí và rủi ro, giúp nâng cao tính chuyên nghiệp… Mô hình này hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu xuất khẩu online của DN cũng như tạo điều kiện cho các DN xuất khẩu dự án.

Bên cạnh kế hoạch liên kết để chiếm lĩnh thị trường quốc tế, thời gian qua, sự liên kết giữa các hiệp hội trong ngành gỗ trong công tác xúc tiến thương mại cũng đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Theo đó, Hội chợ xuất khẩu đồ gỗ và nội thất TPHCM (HawaExpo) do 5 hiệp hội gỗ lớn nhất Việt Nam tổ chức vào đầu năm nay đã thu hút hơn 16.000 khách tham quan. Trong đó có hơn 2.600 khách quốc tế đến từ 101 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo thống kê sơ bộ của ban tổ chức, có 64 hợp đồng và biên bản hợp tác đã được ký kết ngay tại hội chợ với tổng giá trị đơn hàng được ghi nhận là 3,6 triệu USD.

Trên cơ sở những kết quả tích cực đó, HawaExpo 2024 sẽ tiếp tục được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Được biết, hầu hết các DN tham gia triển lãm năm 2023 đều đã tái ký hợp đồng tham gia HawaExpo 2024, ngoài ra còn có một số lượng lớn nhà triển lãm mới đăng ký tham gia. Điều này cho thấy hiệu quả thiết thực mà sự kiện này mang lại cho các DN.

Ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương: Tăng cường xúc tiến thương mại trong và ngoài nước

Ngành gỗ hướng tới liên kết xuất khẩu

Khó khăn sẽ tiếp tục bao trùm lên bức tranh kinh tế từ nay đến cuối năm. Để vượt qua những khó khăn, Cục Xúc tiến thương mại khuyến nghị các hiệp hội ngành gỗ cần chủ động phối hợp với Bộ Công Thương lựa chọn những nhóm hàng, mặt hàng có thế mạnh, tiềm năng xuất khẩu; lựa chọn DN tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước có hiệu quả, đặc biệt ưu tiên các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng, thị trường có lợi thế về FTA. Các hiệp hội cũng cần phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ ngành trung ương trong việc tăng cường xây dựng, quảng bá thương hiệu và hình ảnh của ngành gỗ và các sản phẩm nội thất Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu thế mạnh.

Ngoài ra, các hiệp hội ngành gỗ cần thường xuyên đánh giá về nhu cầu, năng lực của DN, nắm bắt xu hướng thị trường và tăng cường phối hợp, trao đổi với các cơ quan bộ, ngành, các địa phương để tận dụng hỗ trợ của các cơ quan đại diện thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Từ đó đưa ra kế hoạch xúc tiến thương mại phù hợp, hiệu quả cho cộng đồng DN, đồng thời kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh của DN khi tham gia xuất khẩu, thương mại quốc tế.

Chuyên gia kinh tế Trần Sỹ Chương: Giữ gìn "gen" văn hóa mỹ thuật đặc thù Việt Nam

Ngành gỗ hướng tới liên kết xuất khẩu

Trước trào lưu tự động hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ, ngành gỗ Việt Nam có thứ gì mà Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác không có? Đó chính là văn hóa mỹ thuật đặc thù. DN đừng bao giờ để cơ khí hóa, tự động hóa làm mất đi “gen” văn hóa mỹ thuật đặc thù này. Bởi đây chính là yếu tố quyết định giá trị cạnh tranh cho ngành gỗ, sẽ đóng góp vào giá trị thương hiệu ngành gỗ Việt Nam và từ đó tích hợp vào giá trị cốt lõi của thương hiệu Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế Phạm Phú Ngọc Trai: Chuyển đổi xanh là quá trình đầu tư, không phải là chi phí

Ngành gỗ hướng tới liên kết xuất khẩu

Một trong những “luật chơi” mới mà thị trường đang đòi hỏi cấp thiết là tính bền vững trong sản phẩm nội thất. Đây không còn là đòi hỏi mang tính tự nguyện như trước đây mà đã trở thành điều kiện bắt buộc, nếu muốn tham gia thị trường. Chuyển đổi xanh ngay từ bây giờ chính là con đường để có cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh khái niệm “cá lớn nuốt cá bé” trước kia, với xu thế chuyển đổi xanh hiện nay, "con cá" đi nhanh cũng sẽ có thể nuốt "con cá" đi chậm hơn. Với hiện trạng ngành gỗ Việt Nam có trữ lượng rừng trồng đáng kể, nếu thiết lập lại và tổ chức kết nối tốt, thị trường tín chỉ carbon chính là cơ hội để DN nội thất Việt Nam gia tăng lợi thế. Theo đó, ngành chế biến gỗ Việt Nam cần định vị lại mục tiêu, tầm nhìn trở thành Trung tâm đồ nội thất thế giới xanh và bền vững. Với mục tiêu đó, DN cần xác định chuyển đổi xanh là quá trình đầu tư, không phải là chi phí, bởi điều này sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn trong tương lai.

Ông Trần Lam Sơn, CEO Công ty Thiên Minh: Kỳ vọng vào HawaExpo 2024

Ngành gỗ hướng tới liên kết xuất khẩu

Khoảng 10 năm trước, các nhà mua hàng quốc tế chỉ xem Việt Nam như điểm dừng chân và họ thường đi Singapore, Hồng Kông, Malaysia trước. Nhưng nay họ đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên. Vì Việt Nam có tiềm lực sản xuất rất mạnh và đang có những bước tiến về vấn đề môi trường, giảm phát thải… Đặc biệt gỗ acacia là gỗ rừng trồng đang rất được thế giới ưa chuộng và loại gỗ này chỉ riêng Việt Nam có.

Về hội chợ HawaExpo 2024, qua trao đổi, rất nhiều khách hàng đã xếp lịch để tới Việt Nam thời điểm đó. Do đó, chúng tôi đặt rất nhiều hy vọng vào hội chợ lần này. Hiện chúng tôi đang thực hiện cấu trúc lại nhà máy để tăng năng suất, hạ giá thành, chuẩn bị cho giai đoạn sắp tới. Ngoài ra tại thị trường Mỹ đã bắt đầu bán hết hàng tồn và người dân đã có khuynh hướng mua sắm trở lại, nên tình hình đang rất tươi sáng.

Ông Vũ Tiến Thập, CEO Công ty D’Furni: Xuất khẩu dự án vẫn vững vàng

Ngành gỗ hướng tới liên kết xuất khẩu

D’Furni hiện đang kinh doanh trong một phân khúc khác biệt so với các DN khác trong ngành gỗ Việt Nam, đó là cung ứng cho các dự án. Theo đó, chúng tôi chỉ cung cấp theo số lượng chính xác cho từng dự án với thiết kế rất riêng biệt. Ví dụ như một khách sạn 800 phòng, một văn phòng làm việc của 1.000 nhân viên hay một trường quốc tế có 5.000 học sinh... Với đặc thù đó nên việc vận hành sẽ khá khó và không nhiều nhà máy chọn phân khúc này.

Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn vừa qua, lĩnh vực xuất khẩu dự án lại ít bị tác động hơn. Bởi người tiêu dùng có thể cắt giảm chi tiêu nhưng các nhà đầu tư thì luôn có cái nhìn dài hạn hơn. Ví dụ như năm 2026 World Cup sẽ diễn ra tại Bắc Mỹ, khi đó du lịch tại đây sẽ bùng nổ và các khách sạn sẽ phải sửa chữa, làm mới lại. Bên cạnh đó, Trung Quốc chỉ mới mở cửa vào đầu năm nay và Mỹ vẫn đang giữ mức thuế 25% đối với hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Do đó, chúng tôi vẫn có nhiều việc để làm và nhà máy vẫn đang chạy với công suất hợp lý. Tháng 5 vừa rồi chúng tôi cũng mới xây thêm một nhà máy mới để đáp ứng nhu cầu phát triển.

N.Hiền (ghi)

    热门排行

    友情链接