欢迎来到88Point

88Point

【ath. bilbao – real sociedad】Philippines đề ra giải pháp mạnh chống Trung Quốc

时间:2025-01-12 18:51:48 出处:Cúp C2阅读(143)

Mặc dù Philippines đã vận dụng nhiều biện pháp kể cả dự định sử dụng tàu quân sự để ngăn cản hành vi xâm chiếm bất hợp pháp của Trung Quốc,đềragiảiphpmạnhchốngTrungQuốath. bilbao – real sociedad nhưng xem ra Bắc Kinh vẫn chưa thay đổi ý định.

Cảnh sát biển Philippines sử dụng tàu cao su tuần tra khu vực tàu Trung Quốc neo đậu tại bãi Ba Đầu ngày 14-4. Ảnh: CẢNH SÁT BIỂN PHILIPPINES/PHILSTAR

Mới đây, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết ông sẽ cử các tàu quân sự ra Biển Đông, nếu Trung Quốc thực hiện hành vi khoan dầu ở những khu vực tranh chấp. Ông Duterte cho biết đã trực tiếp bày tỏ với chính quyền Trung Quốc rằng Manila “vẫn muốn là bạn” với Bắc Kinh, song khẳng định các quan điểm của Philippines là kiên quyết bảo vệ đối với các nguồn tài nguyên như dầu mỏ và khoáng sản ở Biển Đông. Nhà lãnh đạo cho rằng tranh chấp về nghề cá không phải vấn đề đủ lớn để tranh cãi với Trung Quốc. Tuy nhiên, Manila “chắc chắn” sẽ điều tàu quân sự đến Biển Đông nếu Trung Quốc tìm cách khai thác dầu mỏ, niken, đá quý... tại các khu vực này.

Căng thẳng tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông đang nóng lên trong những ngày gần đây, với việc hơn 200 tàu cá Trung Quốc bị cáo buộc đang neo đậu trái phép xung quanh khu vực Đá Ba Đầu, nằm trong cụm đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Theo các chuyên gia quân sự, Bắc Kinh có một lực lượng hải quân mà họ không thừa nhận là tồn tại và đội quân này hiện diện ở nhiều nơi trong khu vực Biển Đông. Đó chính là lực lượng dân quân biển gồm hàng trăm tàu và hàng nghìn thủy thủ có trang bị vũ khí. Phía Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận sự hiện diện của đội quân này khi bị chất vấn và chỉ gọi đó là “dân quân biển”. Tuy nhiên, các chuyên gia phương Tây cho rằng cái gọi là dân quân biển này thực chất là một phần không thể tách rời trong nỗ lực thực thi các yêu sách chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông.

CNN nhận định, các con tàu được sơn màu xanh và thủy thủ đoàn của nó (được cho là do Quân đội Trung Quốc kiểm soát và tài trợ) có thể nhanh chóng đưa sự hiện diện lực lượng quân đội lớn của Trung Quốc tới quanh các bãi đá ngầm và đảo tranh chấp. Thực tế, sự cố tàu Trung Quốc neo đậu ở Đá Ba Đầu là chưa từng có về quy mô cũng như đáng chú ý về thời gian là minh chứng cho điều này. Từ đó làm dấy lên quan ngại Bắc Kinh đang lấy vỏ bọc tàu cá để che đậy hành động khai thác quặng mỏ tại vùng biển này.

Bất chấp sự phủ nhận của Chính phủ Trung Quốc về các tàu cá có liên quan đến quân sự, Mỹ vẫn gọi các tàu này là Lực lượng dân quân biển có vũ trang (PAFMM). Carl Schuster, cựu giám đốc các chiến dịch tại Trung tâm tình báo chung thuộc Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, cho rằng: “Lực lượng dân quân biển có vũ trang không đánh cá. Họ có vũ khí tự động trên tàu và thân tàu được gia cố, khiến cho đội quân này rất nguy hiểm ở cự ly gần. Ngoài ra, các tàu có tốc độ tối đa khoảng 21-24 hải lý/giờ, nhanh hơn 90% tàu đánh cá trên thế giới. Những yếu tố trên cho thấy, các tàu này thực chất là tàu quân sự giả danh”.

Trong tuyên bố mới đây, lực lượng đặc nhiệm về Biển Đông của Philippines khẳng định: “Sự tràn ngập liên tục của các tàu Trung Quốc gây ra mối đe dọa đối với an toàn hàng hải và môi trường biển”. Chính sự nguy hiểm này nên một nhóm gồm 528 luật sư và các giáo sư Philippines vừa ra tuyên bố kêu gọi Trung Quốc chấm dứt các hành động được cho là “khiêu khích” ở Biển Đông, thay vào đó giúp các quốc gia chống lại đại dịch Covid-19. Hành động của Trung Quốc khiến các quốc gia mất tập trung vào mục tiêu đẩy lùi đại dịch toàn cầu. Những người đứng tên trong tuyên bố cũng yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu ra khỏi khu vực đang hiện diện và kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ các nguyên tắc luật pháp quốc tế với tư cách là một bên ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide vừa tái khẳng định cam kết chống lại “sự uy hiếp” của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí hai nước sẽ nỗ lực đi đầu trong việc thúc đẩy tầm nhìn thông qua những nỗ lực cụ thể và hợp tác với các quốc gia và khu vực khác, bao gồm cả Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Australia và Ấn Độ để ngăn chặn âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.    

 

HN tổng hợp

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: